Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Dịch thuật "từ điển google" và xuất bản, "xuất bản ngoài luồng" tại VN. Đường vòng của " trí thức" mù tối kiệt quệ trở nên tự vô hiệu hóa.

Đây là một bài viết tiếp nối quan điểm của tôi về " giới có chữ/ trí thức" VN, tiểu luận tôi viết vào năm 2007 đã đưa trên blog này, các bạn có thể xem tại link:


Trong bài tiểu luận này tôi đã phân tích khá chi tiết về "dự án tủ sách tinh hoa" thời điểm đó, đây là tiền thân cho hoạt động của " trí thức VN" với nhà xuất bản tri thức, cá nhân ông Chu Hảo, Nguyễn Quang A.. và công ty liên kết xuất bản Alpha Book, giám đốc là ông Nguyễn Cảnh Bình. Đây là những cá nhân " mang danh trí thức" tạo phong trào xã hội ở VN ủng hộ " dân chủ nhân quyền" đòi " lật đổ" nhà nước VN. Trong bài viết này, bộ mặt của họ được chỉ ra rất cụ thể rõ ràng.

Người thực hiện việc này, không chỉ có cá nhân tôi, mà còn có 1 người khác, đó là fb Brian Wu.

Fb Brian Wu năm 2019 có một loạt stt chỉ ra rành rẽ các lỗi dịch thuật " bậy bạ liu manh" của những dịch giả trí thức cấp tiến hô hào dân chủ nhân quyền hàng đầu VN như Phạm Nguyên Trường, Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Nghị.. thậm chí những dịch giả "giả danh trí thức" cũng đã" bậy bạ " nhận cả giải thưởng Phan châu Trinh, một giải thưởng hàng đầu của giới " có chữ "VN. Các phát hiện của Brian chỉ là những chứng minh cụ thể cho nhận định của tôi từ năm 2007 trong tiểu luận trên.


fb Brian Wu



Một trong nhiều nội dung status fb Brian Wu chỉ ra lỗi dịch thuật trầm trọng của dịch giả hàng đầu VN


Vấn đề này trầm trọng ở mức độ bao quát rộng tầm vĩ mô vì ĐÃ à vấn đề hệ thống. Từ vụ nhân văn giai phẩm là những trí thức mù quáng tin tưởng cộng sản tới vụ cô Nhã Thuyên Đỗ Thoan "liu manh trắng trợn" trong luận văn "lừa đảo" cả thế hệ người trí thức hàng đầu hải ngoại VN năm 2014.
Link bbc "vạch mặt" vụ nhân văn giai phẩm và giới " trí thức cấp tiến VN" từ năm 1956 tới nay kịch tính thổi phồng hóa việc này.
Link status fb tôi phân tích cô Đỗ Thoan /Nhã Thuyên "lừa đảo liu manh" toàn bộ hệ thống trí thức cấp tiến VN năm 2014.
Gần đây là vụ Nguyễn xuân Diện đầu tàu giới "đấu tranh dân chủ" trong nước đạo văn "trắng trợn ".
Link
Tình huống có tính chất lặp lại mang tính hệ thống xảy ra với nhiều người, toàn các vị nổi tiếng hàng đầu vì vậy việc tố cáo họ sẽ không xuể vì việc họ làm là liu manh có ý thức và họ có bổng lộc rõ ràng từ đó.

----
Nội dung status fb của Brian Wu :

Đừng hỏi mình đánh giá giới trí thức Việt Nam ra sao, vì nó chung chung lắm, vì đâu phải người trí thức Việt Nam nào cũng tệ đâu.
Nhưng để mình nói ngược lại như vậy (như cách dịch của thầy Phạm Nguyên Trường khi dịch quyển Đường Về Nô Lệ vậy, tức là tác giả viết một đàng, thầy dịch ngược lại để cho độc giả Việt Nam với trình độ "cỡ đó" đọc để hiểu):
Mình xưa nay chỉ nghe và đọc về các sử gia Cộng Sản (và người Cộng Sản) đã viết láo như thế nào về lịch sử. Mình cứ tưởng đây là một trường hợp cá biệt, vì đây là những nhơn vật chúng ta khỏi phải bàn thêm, họ chả còn kí lô gram xấu hổ để mà nói.
Nhưng mình càng ngày, càng phát hiện ra, hóa ra không chỉ là các sử gia Cộng Sản viết láo và dịch bậy. Mà lại là các nhà trí thức nổi tiếng tại Việt Nam, những người được gọi là "giới trí thức nước nhà". Những người như dạng chống chính quyền, hoặc giả là hình ảnh của bậc trí thức được trọng vọng.
Nhưng hóa ra, họ nói một đằng, nhưng công việc mà họ làm lại là một nẻo.
Họ sẵn sàng lên báo để dạy dỗ người Việt về "phải bảo vệ quyền sách" gì đấy (trường hợp ông Nguyễn Cảnh Bình), nhưng bản thân họ lại đạo văn và dịch bây.
Họ sẵn sàng lên báo để dạy dỗ người Việt "tránh các thảm họa dịch thuật", nhưng hóa ra các bản dịch sách KHXH của họ, học giả Tây từ năm 2006 đã viết bài để cười họ hô hố, và họ vẫn còn cùng bọn ác cắt xén mạnh hơn (trường hợp ông Nguyễn Nghị), lưu manh tới thế là cùng.
Họ sẵn sàng lên báo đòi dạy thiên hạ "viết sử phải là liêm chính" (trường hợp ông sử gia gì trong Tứ trụ Sử Việt), thế mà mình đọc sách ông dạy học trò, ông viết bậy và viết đầy sự láo về sử trong ấy.
Họ sẵn sàng đem cả bao nhiêu học hàm học vị khoe thiên hạ (trường hợp ông GS TS Hán Nôm Nhà Giáo Nhân Dân viết quyển Từ điển Tiếng Việt Cổ), thế mà ông viết trong chuyên môn của ông mà sai tới độ ma ghen quỷ hờn
Họ sẵn sàng để thiên hạ viết khen tặng "nhà địa danh học Việt Nam" (trường hợp TS Lê Trung Hoa), ấy thế mà kiến thức của ông về từ nguyên địa danh miền Nam, chỉ như trứng hột vịt lộn, vậy mà ông lại còn đi giảng và đi làm thầy để giúp đỡ sinh viên làm luận án / luận văn cơ đấy.
Họ sẵn sàng có cả bao nhiêu nhóm bảo vệ họ (trường hợp thầy Nguyễn Thừa Hỷ và nhóm dịch ĐHQG HN cho quyển Vùng đất Nam Bộ). Người ta còn thách thức mình "đây là những người đã đi tu nghiệp các lớp học ở Hà Lan, ở Anh, ở abc nào đấy, trình độ ngoại ngữ của họ không thể nào tệ đến vậy, chỉ có bạn là nói bậy mà thôi. Vâng, xem ra bao nhiêu người ấy, mà dịch không xong quyển Vùng đất Nam Bộ, đến nỗi 1 mình Brian đọc mà phát hiện ra đầy sự bậy cơ đấy,
và v.v.
Nên mình giờ, chuyện Cộng Sản có bậy hay không, xin để đó, nhưng xin được lên tiếng, là bản thân mình đã và đang ngày nào cũng đọc và sửng sốt là làm thế nào mà giới trí thức Việt Nam, có nhiều bọn "nói dối như Vẹm" và "dốt" và "vô trách nhiệm" đến thế ?
Nếu có khi trước khi giới trí thức Việt Nam cứ hô hào dân chủ, tự do, gì đấy, hay mình đề nghị mọi người ngồi lại rồi bóc các con sâu trí thức này ra trước nha, rồi sau đó nói về dân chủ và tự do cũng chưa muộn.
Xin đừng làm việc "Treo đầu dê Bán thịt chó".
Ừ, Brian vô văn hóa đó là một sự thật, nhưng làm thế nào mà sách vở do các cụ trong giới trí thức Việt Nam viết và dịch, Brian ngày nào đọc cũng đều sửng sốt vậy ?
Chả lẽ giới trí thức Việt Nam thật sự rất có vấn đề về kiến thức, tri thức, lẫn không có tinh thần trách nhiệm hay sao ?
Mình đề nghị các bạn, từ Giáo Sư cho tới Sinh Viên, từ nay nói về nhà trí thức Việt Nam nào ở Việt Nam, xin miễn vụ giới thiệu "đây là nhà trí thức khá nổi tiếng", hoặc giả "đây là ông aBC, viết sách rất nhiều người đọc". Tại vì có khi bạn giới thiệu như vậy, mình không biết bạn có thật sự biết vậy không, hay bạn nghe người ta nói nên lặp lại vậy (dạng thầy Nguyễn Đăng Dung giới thiệu sách Hiến Pháp Mỹ mà có vẻ thầy chưa đọc vậy).
Đừng để danh tiếng giới trí thức Việt Nam trở thành trò đùa. Đừng bán rẻ 4 chữ "trí thức Việt Nam" nha bạn.
Mong là mình càng đọc sách, càng không trở nên mất lòng tin vào kiến thức và trách nhiệm của người trí thức Việt Nam, vốn cần phải đi đầu trong việc dạy và học đúng, chứ không phải chỉ là tự khen nhau, nhưng thật ra lại là những bức bình phong hoặc các ông bình vôi vậy.


Link stt của Brian Wu


---

Bằng chứng " kinh dị" về giới " có chữ " VN dịch thuật từ điển google là một hiện tượng phổ biến tràn lan chứ không phải tình huống cá biệt. Một người anh ngữ chỉ ở mức " lượm lặt" nhưng " hồn nhiên" dùng từ điển để dịch tiểu thuyết Anh Ngữ cả ngót ngàn trang và xuất bản, từ ngữ công khai trắng trợn " rùng rợn" không còn gì có thể diễn tả. Câu chuyện đã xảy ra từ năm 2013 chứ không phải mới đây.






Link bài báo:

----


Dưới đây là một bài viết của tôi vào năm 2008 về thực tế ngành xuất bản tại VN, câu hỏi tôi đặt ra từ năm 2008 vẫn nằm trong tâm thức của giới " có chữ" VN cho tới thời điểm này. Tuy nhiên với thực tế chính trị xã hội tại VN trong những năm qua đã khẳng định vai trò của giới " có chữ" của Vn chỉ dừng lại ở một bản năng yếu ớt cùn mòn đi đến phá hoại, phá hủy chứ bản năng đó hầu như không có mầm mống phát triển lành mạnh. Không có điều gì " ly kỳ hay hồi hộp" với họ cả, câu trả lời đã rõ ràng.


Xuất bản & “ xuất bản ngoài luồng” tại Việt Nam.




1. Tình huống xuất bản.


Tiêu chí đ đánh giá mang tính xã hội cho một tác phẩm, cao nhất là bằng hình thức tác phẩm đó xuất hiện bằng tình huống tác phẩm “được xuất bản”. Tình huống được xuất bản này liên quan tới hệ thống công quyền chính danh trong xã hội đã chấp nhận nó vượt qua một số ngưỡng tối thiểu nào đó về giá trị một cách nghiêm túc, đường hoàng và chính thức.Với sự nghiêm túc và độ chính xác cao này, tri thức có giá trị được “chính thức ghi nhận” bởi tình huống “ xuất bản”, cho phép sự tiến hóa của xã hội được ghi nhận, tiếp nối và từ đó làm cơ sở phát triển theo cách đồng bộ, đồng thời và nhanh chóng nhất.


Bộ máy biên tập, tự bản thân nó đã là một bộ lọc của một tình huống đặc thù của xã hội hiện đại. Nếu như việc xuất hiện xã hội hiện đi tính đến từ khi xuất hiện máy in và nhà in (Châu Âu, giữa thế kỷ 15). Trong xã hội phong kiến hoặc trước nữa thì tác phẩm xuất hiện trong nhân gian, nếu có giá trị, nó sẽ được ghi nhớ và “truyền miệng” qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Mặc định cụm từ “ xuất bản” chưa xuất hiện và không có nghĩa.


Nếu tác phẩm được sáng tác trong giới quí tộc, thì nó sẽ được lưu giữ bằng “ chữ viết”, nhằm mục đích lưu giữ lâu dài, nó sẽ được  gia công bằng cách “chép tay” ra làm nhiều bản và truyền tay qua mối quan hệ gia tộc, cá nhân. Như vậy, trong xã hội hiện đại, tình huống “ Xuất bản” như một bộ lọc mang tính chất tiêu biểu cho xã hội minh chứng những tác phẩm này được thẩm định bởi một nhóm xã hội mang tri thức. Nhóm xã hội này có mối quan hệ độc lập với nhóm xã hội nắm giữ quyền lực( trong xã hội phong kiến thì nhóm xã hội này đồng thời là nhóm xã hội quí tộc, những ngưi có văn bản viết đưc lưu gi đồng thời, thường là quan lại). Trường hợp đặt ra  khi “bộ lọc của xã hội hiện đại” này có vấn đề gì trục trặc, sẽ xuất hiện trường hợp tác phẩm không cần được xuất bản nó vẫn có giá trị hơn những tác phẩm được xuất bản. 


đây, điều quan trọng cần phải lưu ý rằng, bộ lọc của tình huống “xuất bản” trong xã hội hiện đại, cho phép cá nhân tác giả từ vô danh trở thành chính danh/nổi danh trong xã hội. Mọi cơ hi được dành cho” tiếng nói tri thức nhất” của “ một cá nhân vô danh bất kỳ” được biểu lộ, xuất hiện và lưu giữ không nhất thiết họ phải xuất thân từ tầng lớp nào. Đó là h có cơ hi có được danh hiệu trí thức với chiếc vai “nhà văn/nhà thơ”. Từ tình huống này, cho phép cá nhân người viết- chứa đựng tri thứ đã được họ chia sẻ trong tác phẩm của mình- trở thành đại diện cho vấn đề mà họ mang tải trước xã hội. Vì thế tiếng nói của tác giả/người viết trở nên “có quyền lực hoặc có giá trị” với truyền thông.


Trong xã hội phong kiến, không cần phải thông qua một hệ thống xuất bản, những tác phẩm văn chương đã mặc định xuất phát từ những người có vị trí cao nhất trong xã hội là giới quan lại, quí tộc. Do vậy tác phẩm văn hc đưc lưu giữ là một dạng quyền lực và chứng minh quyền lực. Vì thế, những tác giả văn học không xuất phát từ tầng lớp quan lại thường không hề đưc lưu danh bng văn bn, trước tác của họ thưng được truyền miệng. Trong tờng hợp lưu danh bng văn bản mà họ không xuất phát từ tầng lớp quan lại quí tộc hàng đầu, họ thường bị truy hại và liên luỵ từ tác phẩm họ viết (vì dám tuyên bố quyền lực bằng tác phẩm trưc đám đông/nhân dân mà h không/chưa xng đáng vậy). Có thể tìm thấy ví dụ ở bất cứ đâu trong lịch sử, hoặc đơn c trường hợp tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng tại Trung Quốc hoặc “Chuyện Kiều” của Nguyễn Du tại Việt nam thấy rất rõ điều này.


Cần phải lưu ý là tác phẩm được xuất bản, mặc nhiên được coi là một thứ hàng hóa và dịch vụ trong xã hội. Nó được tự do bày bán, mua và trả giá như bất kỳ một thứ hàng hóa nào. Trong xã hội phong kiến, chi tiết “ sách vở cũng là hàng hóa” chưa đưc tính đến.


2.Tình trạng xuất bản tại Việt nam hiện nay.


Cách đây hơn 10 năm, máy tính chưa xuất hiện phổ biến tại Việt nam, những cuốn sách “ được xuất bản” hiển nhiên có thể phân biệt rõ ràng với những bản thảo viết tay hoặc đánh máy thô sơ. Với sự xuất hiện của máy tính và kèm theo đó là máy in mini, sự phân biệt giữa bản thảo “ viết trên máy tính và in bằng máy in đi kèm máy tính” và tác phẩm đã được xuất bản trở nên khó có thể phân biệt. Các cửa hàng photocopy mọc nên như nấm khắp các đô thị Việt nam, ngoài máy in cỡ nhỏ, những máy in công xuất cao hơn cũng được xuất xưởng tới các cửa hàng photocopy.


Những cửa hàng photocopy lớn, vô hình chung trở thành những nhà in nhỏ. Những nhà in này xuất hiện ngày càng nhiều như nm sau mưa. Tình huống “ xuất bản” trước kia phân biệt với các bản thảo tự đánh máy, bản thảo tự viết tay rõ ràng bằng tính chính xác một cách tuyệt đối trong chính tả, văn phạm và câu chữ, nghiêm túc trong việc dịch thuật đã  trở nên một trò hề nhiễu loạn với những cuốn sách được in ra/được xuất bản một cách vô trách nhiệm. Sự vô trách nhiệm này được thể hiện rõ ở tình trạng sai lỗi chính tả, sai lỗi dịch thuật xảy ra vô tội vạ, và đây đã là sự thật nhãn tiền được trình bày trên báo chí. Tình huống xuất bản “loạn” ở Việt nam hiện nay đã là một tình trạng hiển hiện(1).Tuy nhiên, khía cạnh được xác nhận dành cho nó, uy tín của giá trị tác phẩm được “ xuất bản chính thức” thì nhất thiết là tác phẩm giá trị hay không thì là một vấn đề còn lập lờ trên mặt báo hoặc khó được thừa nhận, thú nhận với đội ngũ trí thức, biên tập.


Tính “ vô trách nhiệm” bằng chức năng đặc thù “ bộ lọc xã hội” của hệ thống xuất bản bị phát hiện. Sự trách  nhiệm tạo thành nó, đi xung quanh tình huống “ có tác phẩm được xuất bản” tạo nên tầng lớp trí thức, tầng lớp tinh hoa của xã hội trở nên mất uy tín. Sự liên kết hai mặt giữa tầng lớp trí thức và hệ thống chính trị thể hiện bằng uy tín của sản phẩm “ xuất bản” bị phá bỏ. Hậu quả của nó là gì ?. Trong mẫu thuẫn sống còn của thị trường cạnh tranh, hệ thống xuất bản “cũng cần phải sống một cách đàng hoàng” ngoài việc “ in sách theo chỉ thị, đúng đường lối của đảng và nhà nước” nó buộc phải thay đi. Đã bắt đầu có “tín hiệu đáng mừng” bởi “ sự lũng loạn” hệ thống các đơn vị liên kết xuất bản với mảng sách văn hc (đa số là dịch thuật).


 Đặc biệt ở tác phẩm thơ, phổ biến hơn các mảng sách khác thì tình huống khu định dành cho nó luôn là “ có tiền và bỏ công sức lấy mối quan hệ” thì việc “ xuất bản” trở nên hết sức dễ dàng. Với lỗ hổng của tình trạng phê bình còn cảm tính, xuất phát từ mối quan hệ cá nhân, xuất hiện tình trạng nhà nhà làm thơ ngưi ngưi làm thơ mà giá trị của nó không sao có thể phân định từ đâu. Bắt đầu từ thời điểm mở cửa năm 1989, với sự xuất hiện của cụm từ “ thị trường”, thơ trở thành một thứ hàng hóa hầu như vô giá trị. Giá trị của nó chỉ tồn tại ở dạng sơ đẳng, nếu được xuất bản- giá trị của nó được “ mở miệng” phát biểu đích danh : giá trị giấy vụn. Như vậy, nghĩa của tập hợp chữ đưc in trên đó được xác nhận là không hề có bất kỳ giá trị gì.



3.Tình huống nhà xuất bản- như là một trò chơi bằng chữ.

Tập thơ in chung 5 tác gi“ Bướm 6 cánh”, vừa mới được in bởi một nhà xuất bản tự ghi “ nxb Tân Hình Thức” tại tp HCM. Họ tự tổ chức bản thảo, in phô tô và sau đó “phát tán” trong tháng 7/08 vừa rồi. Sự xuất hiện của nó, đánh dấu một điểm mốc quan trọng trong trò chơi “ nhà xuất bản” của nhóm văn nghệ ngoài lề tp HCM khởi xướng bởi nhóm thơ Mở Miệng. Trò chơi ca nhóm văn nghệ ngoài lề tp HCM, xác định thêm bởi điểm tập trung định vị mang tính địa lý của nó được ca ngợi- một cái hẻm cụt tới nhà Nhạc sỹ Trịnh công Sơn- Hẻm 47 Phạm Ngọc Thạch.

Cần phải nhấn mạnh, tập thơ không nhm đem lại một hiệu ứng “ cách mạng/cách tân” hay một lời tuyên ngôn lập nhóm cho bất kỳ điều gì to tát. Giọng điệu của các tác giả trong tập thơ đều “ trong sáng và hiền lành” với những vấn đ “ thường nhật, vớ vẩn, nhỏ nhặt” xung quanh cuộc sống đơn giản của họ. 5 tác giả trong tập thơ đều là những người viết còn rất trẻ ở độ tuổi trên dưới 30. Trong 5 tác giả, 4 người sống tại tp HCM, Việt nam, một người là Việt Kiều, Biển Bắc sinh tại tp HCM tới năm 12 tuổi thì đnh cư tại Hà Lan. Không có sự phân biệt cho giọng thơ “ của một bối cảnh Việt nam mới mẻ” được diễn đạt. 


Như vậy, cần phải phân định với những điều “ trong sáng hiền lành, thường nhật vớ vẩn” này, trước hết, trong mặt bằng văn nghệ Việt nam, sự xuất hiện của tập thơ mang nghĩa gì ?.


Hiện tượng xuất bản tự phát đưc tính đến bắt đầu từ nxb Giấy Vụn, năm 2002 với tập thơ đầu tiên “ Vòng tròn sáu mặt.”, tập thơ in chung 6 tác gi. Điểm nhấn mạnh đưc coi là đc trưng của Giấy Vụn, là sự phơi bày sự bế tắc, phô bày bệnh hoạn, bỡn cợt phỉ nhổ tất cả những gì gọi là cấm kỵ thần thánh. Ngay từ cái tên của tác phẩm đã toát nên điều này “ Cái lồn bỏ đi và nhng bài thơ chửi rủa.., Xin lỗi chịu hổng nổi, Khoan cắt bê tông..Lĩnh Đinh chích khoái..”. Tình huống của sự  phơi bày bên trong “sự bế tắc, khủng hoảng, bệnh hoạn, chửi bới, văng tục, nguyền rủa ..” được mang ý nghĩa, được lắng nghe, được hiểu, tôi cho là tình huống đánh dấu sự tình “ hiện đại”.


Bắt đầu từ thế kỷ 19, tại Châu Âu, sau khi xuất hiện học thuyết Phân tâm học thì đây mới là tình huống được nhân loại giải mã, phân loại. Trưc đó, tình huống này được xếp vào “ vùng không đưc tính đến của nhận thức”là tình huống không được coi là “ mang nghĩa”. Chủ thể mang tình trạng này luôn bị coi thường, xếp cùng loại với tội phạm, bị bắt giam, nuôi nhốt, cùm trói. Với hệ thống văn chương chính thống Việt nam, sự tình “ngưng đọng” của nó thì đây vẫn là tình huống bị phủ nhận, không đưc tính đến đó cũng là điều dễ hiểu. Thơ hay văn chương nghệ thuật ở đây luôn đưc nói đến ở góc độ “ Chân thiện mỹ” hơn là những mặt trái ngược với nó.

Như vậy, sự xuất hiện của tập thơ “ bướm sáu cánh” đánh dấu của tình huống đi qua giai đoạn bế tắc, nó được viết bởi những ngưi nghiêm túc đàng hoàng với giọng thơ “ trong sáng giản dị, không chửi tục, nói bậy, không sa đà tình dục, không bệnh hoạn với việc ưa thích ẩn dụ chết chóc, băng v sinh, đồng tính và không hề nổi loạn…” Họ nói tới những vấn đề cũng nghiêm túc và đường hoàng một cách “ từ từ, bình thản” như vậy. Chắc hẳn, đây là thái độ “ trong vùng giải mã” được chờ đợi của đám đông xã hội, xung quanh trục tương xứng với đối trọng của nó, văn nghệ chính thống và việc xuất bản chính thức.


4. Nhóm thơ Mở Miệng, nxb Giấy vụn và việc xuất bản ngoài luồng tại tp HCM.


“Nhóm thơ Mở Miệng” hẳn đã là một cái tên rất nổi tiếng. Bùi Chát, Lý Đi là ngưi đu tiên đứng ra thành lập “ nhà xuất bản ngoài luồng” đầu tiên (sau năm 1975) mang tên “ nxb Giấy vụn”1/2002, tác phẩm đầu mang tên “ vòng tròn sáu mặt”. Từ đó tới nay, nxb Giấy vụn hoạt động thường xuyên với 13 tác phẩm chính thức ra mắt. Trong vòng 6 năm, Lý Đợi và Bùi Chát là 2 cá nhân trong nhóm với nhiều hoạt đng đa dạng,“ tai tiếng & nổi tiếng” trong và ngoài nước. Tất cả các tập thơ, mặc dù nội dung xuất sắc, gây ấn tưng và được công bố rộng rãi trên các trang web Hải ngoại như tienve, talawas, số lượng của bản in luôn là 100 bản, tính ra khoảng chi phí cho mỗi lần in chỉ khiêm tốn từ 1- 3 triệu đồng. Từ năm 2007, đặc biệt là trong năm 2008, theo chân nxb Giấy Vụn, một loạt các nhà xuất bản “ngoài luồng” xuất hiện tại tp HCM( không thấy hiện tượng này tại Hà nội). Có thể kể đến, nxb Cửa( họa sỹ Trịnh Cung), nxb Vỉa Hè( Nguyễn Đình Bổn), nxb Gió( nhạc sỹ Tuấn Khanh), nxb Tùy Tiện( nhà thơ Bỉm), Nxb Tân Hình Thức( nhà thơ GYảng Anh Iên, Kế Iêm, Bỉm), nxb Etopia( nhà thơ Lê Hải), nxb Bản Thảo Vi Tính( nhà văn Đào Hiếu), nxb Sóng Mới, Đất Mới( tác phẩm không ghi rõ ngưi đng đầu),..


Tất cả các nxb này mới chỉ in chừng 1-  3 cuốn, mỗi bản in chừng 100 bản. Riêng nxb Cửa in 4 cuốn, trong đó 3 cuốn là tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Viện, nxb Tùy Tiện, Tân Hình Thức, Cửa, Vỉa Hè việc in và giới thiệu có thông báo công khai trên các trang mạng như tienve, damau, talawas. Tất cả các nhà xuất bản còn lại sau khi tổ chức in ấn và “ phát hành/ tặng bạn bè” đều ít công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông mà chỉ truyền tai “ giang hồ”. Đặc biệt, nxb Gió của nhạc sỹ Tuấn Khanh, có tổ chức sản xuất cả băng đĩa âm nhạc.


Vào năm 2005, Trần Tiến Dũng đưa ra một loại bài phỏng vấn về tình huống “ xuất bản ngoài luồng” với nhóm văn nghệ hải ngoại và được ủng hộ hết mình bởi nhóm văn nghệ này. Xem ra tình huống “ tự do báo chí” khởi xướng bởi nhóm văn ngh năng động nhất và bế tắc nhất 6 năm qua vẫn là những lời kêu cứu yếu ớt, nhỏ lẻ, vụn vặt với nhau chứ không vượt ra bên ngoài tạo thành vũ khí phản kháng lại nhóm đi tưng như là nguyên nhân  tạo thành “ sự tình bệnh hoạn, sự tình chửi rủa ..” đó. Căn cứ vào luật pháp Việt nam, rõ ràng là họ “ làm trái luật”, làm những điu mà nhà nước Việt nam cấm. Tuy nhiên, với thái độ dứt khoát và thẳng thừng khi họ can đảm ghi rõ ràng trên những “ sản phẩm của mình” việc họ làm là “ xuất bản” với việc tổ chức in ấn và phô tocopy là “ nhà xuất bản” thì thái độ của họ hay ý thức đy đủ cho chính việc mình làm có ý nghĩa như thế nào là một điều quan trọng.


Cuối tháng 5 vừa rồi, đài RFA có một bài phỏng vấn nhà thơ Lý Đợi cho tình huống này(2). Phân tích thái độ của Lý Đi- nhà thơ nhiu can đảm này, cho phép chúng ta có cái nhìn xa hơn v tương lai cho nhng người trí thức trẻ có những tư tưởng tiến bộ nhất tại Việt nam. 

Mặc Lâm : Theo như anh vừa nói thì những nhà xuất bản ở Hàn Quốc rất ủng hộ nhà xuất bản Giấy Vụn cũng như những nhà xuất bản khác ở Việt Nam mà không đưc nhà nước công nhận, nhưng mà theo tôi được biết là ngành xuất bản đang đưc độc quyền tại Việt Nam và không có nhà xuất bản tư nào được hoạt động hết, như vậy khi các anh làm nhà xuất bản Giấy Vụn thì các anh có gặp trở ngại nào từ phía nhà nước không ạ?

Lý Đợi : Chúng tôi cũng bị "mời làm việc", cùng bị hỏi lý do này nọ, nhưng mà chúng tôi đều nói một cái điều thật lòng cũng như chi phí hot động, chúng tôi xem việc xuất bản sách giống như là cái vic ai đó nuôi mt con gà, ai đó trng đám rau mung, ai đó làm ra một vật dụng gì đó và cn đem ra chợ bán, và tôi nghĩ đây là một cái chợ mà ở đó mi ngưi đưc bán và đóng thuế môn bài của mình.

Chúng tôi xem việc xuất bản sách giống như là cái vic ai đó nuôi mt con gà, ai đó trng đám rau mung, ai đó làm ra một vật dụng gì đó và cn đem ra chợ bán, và tôi nghĩ đây là một cái chợ mà ở đó mi ngưi đưc bán và đóng thuế môn bài của mình.

Còn chúng tôi thì không có bán, mà chúng tôi bê ra chợ để chúng tôi trao gửi, chúng tôi tặng, chúng tôi biếu cho những ngưi đi ch mà người ta cần. 

Giống như bây giờ đi vào một siêu thị anh cần mua một cái nắm lá, một cái gì đó là l để anh xông, thì thưng thường trong siêu thị không có bán, thì anh phải đi ra những vỉa hè, anh ra những cái chợ ở đường phố, ở quê, ở chợ đầu mối gì đó thì anh mới có thể mua một nắm lá để anh về anh xông để giải cảm, thì tôi nghĩ các tác phẩm của chúng tôi nó cũng như một nắm lá để anh có thể đem về nấu nưc đ anh xông để giải cảm, giải cảm cúm hay là đỡ bị trúng gió, nhức đầu sổ mũi.”



Lý Đợi ví công việc “ in sách lậu” của như việc tồn tại cơ bản nhà nông “ nuôi con gà, trồng mớ rau”. Và khi nhà nuôi trồng nhiều quá ăn chả hết đã no đủ thì “ mang ra chợ”. Tuy nhiên có vẻ đây là một nhà nông “ tốt bụng và giỏi việc làm nông” nên khi ra chợ anh ta “ không bán mà biếu tặng”. Vì anh ta không có bán nên việc bắt bớ hỏi thăm của chính quyền là sai. Vì sao lại sai ?, nếu anh ta có bán, có kinh doanh và thu lời từ việc này thì anh ta mới phải đóng thuế môn bài. Thuế môn bài ở đây đưc Lý Đợi ẩn dụ dành cho việc chính quyền hỏi thăm tới “ các nhà thơ in sách lậu”.


Trong lập luận này, bộc lộ điểm yếu của Lý Đợi. Nếu như việc tự do tư tưng được coi là “ sản phẩm đc trưng” ca văn minh/văn minh châu Âu mà nhân loi hướng tới thì “ sản phẩm này phải được tự ý thức bởi cả một đám đông nhu cầu nhất thiết của nó”. Anh nông dân tốt bụng và giỏi giang kia chỉ có thể trở thành một “ phú nông, một nhà tư sản” khi anh ta biết cách sản xuất sản phẩm của mình một cách ít công sức nhất, nhiều sản phẩm nhất, và bán được giá cao nhất, được nhiều ngưi ưa thích thèm múôn nhất”. Nếu như anh ta sản xuất được nhiều, đủ nhu cầu sinh tồn của mình, dư ra bao nhiêu, dù rất ít và rất nhiều công sức, tâm huyết, đau khổ, trả giá cho món hàng đó, anh ta “ mang biếu tặng không bán” hàng xóm láng riềng và rồi uất ức sự tình vô lý vì mình “ làm điều tốt lại bị bắt bớ” thì con đường của anh ta khó mà có thể tươi sáng hơn. Anh ta cần phải căn cứ vào nguyên nghĩa cụ thể câu từ mà luật pháp qui đnh để thừa nhận phần sai và lập luận cho phần đúng của mình hơn là đem “ lý lẽ riêng của cá nhân mình” ra biện minh.


Lý Đợi giải nghĩa xa hơn về việc làm của mình ở trong một xã hội hiện đi. Nơi nhà nông dân tộc Việt “ tốt bụng và giỏi giang” thì món hàng đặc biệt “ thơ in tự do, không xin giấy kiểm duyệt nhà nước” của anh ta ở siêu thị sẽ không có giá trị, không được bày bán. Vì món hàng của anh ta trở thành một thứ “ thuốc dân gian” . Mà thuốc dân gian rõ ràng là “ kém hơn thuốc tây” nên nhất định chỉ được “biếu không” ở vỉa hè.

Như vậy, tham vọng mà phóng viên Mặc Lâm bình luận dành cho Lý Đợi ở cuối bài phỏng vấn quả là còn xa vời “Nhà thơ Lý Đợi có quá lời hay không khi so sánh việc in ấn và phát hành một tác phẩm văn hc mà anh đang theo đuổi chẳng qua cũng ngang hàng với việc trưng bày một nắm lá dùng để chữa trị chứng nhức đầu sổ mũi bày bán tại vỉa hè, nơi mà các tác giả cao trọng không bao giờ để mắt tới. 

So sánh cay đắng này từ một tác giả trẻ, có tham vọng dùng văn chương như vũ khí chứ không phải như một liều thuốc gây mê đã phần nào nói lên được tính cách riêng của nhà thơ trong tình trạng thi ca đồng phục của đt nước hôm nay”



Thơ văn nghệ thuật ở bất kỳ thời đại nào cũng chỉ dành cho một nhóm xã hội có nhận thức cao, đó là qui luật tiến hóa. Thơ nhất thiết không là hàng hóa thiết yếu và phổ biến mà mọi người cần phải dùng như cơm gạo. Nếu xảy ra tình trạng này thì đó là một trạng huống đặc biệt báo hiệu một tình trạng thoái hóa, biến dị(- có thể, đc trưng cho tình trạng xã hội XHCN, XHCS như Việt nam chăng?). Khi mà Việt nam còn là một đt nước kinh tế nghèo nàn bậc nhất thế giới. ( chỉ có thể nhỉnh hơn my nước Châu Phi với nạn chết đói một chút). Một đt nước với nền kinh tế đang phát triển, 80% dân số là nông dân.


Như vậy, nếu thơ văn nghệ thuật không phải là một món hàng thiết yếu có thể bày bán ở siêu thị mà là một “ món thuốc” cho những “ con chuột giầu có vô văn hóa đầy giẫy trong cái siêu thị hiện đại” sẽ bị cảm mà có thể không dùng thuốc tây vẫn khỏi được thì món thơ ca Lý Đợi sản xuất quả là rẻ rúng và vô giá trị.


Với việc, nó vẫn không thể đủ sức mạnh để các vị “ tác giả cao trọng” không thèm để ý, tôi cho rằng, nó chỉ có thể là vũ khí khi nó đủ sức mạnh của sự tấn công, lúc đó “ tác giả cao trọng”, buộc phải thức tỉnh cho giải pháp căn bệnh của “ tác giả cao trọng” đang ung thối/ung thư trong chính cơ thể anh ta cần phải nhận ra, cắt bỏ. Nếu không, với “ tri thức cao trọng mà tác giả nào đó có”, anh ta đi xe “méc xen đéc” khổ công hỏi han tìm đến một “ vỉa hè ẩm tối nào đó” nhận biếu không “một nắm lá” cho “căn bệnh cảm” của mình thì quả là hài hước. Nếu vậy, có thể là trường hợp “ tác giả cao trọng” đó thực ra đang cay đắng chỉ mình anh ta ý thức ( ngay cả người bán thuốc cũng chả biết), rằng bệnh cảm của anh ta là một căn bnh ung thư mà y học hiện đại bó tay chỉ mình thứ thuốc “ vớ vấn” đó chữa khỏi.


Sự tìn hài hước này nhằm tới “ tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt nam” mà nhóm văn nghệ vỉa hè SG thụ động trông chờ vào một ai đó “tác giả cao trọng để mắt ”. 


Điều này liên quan tới một cảm quan về nền văn chương Việt nam mà Lý Đợi nhọc công vì nó suốt 6 năm qua, quả thực vẫn ở mức cảm tính, bế tắc và không sao có thể tìm thấy giải pháp.


Lý Đợi : ..

Tình hình văn học Việt Nam hiện tại, thưa anh, là chưa đến lúc đ người ta có thể bàn chuyện tốt hay là xấu, mới hay là cũ, đúng hay là sai, hiện đại hay là cổ điển, vĩ đại hay là tầm thường. 

Cái lúc đó tôi nghĩ là chưa đến lúc để bàn cái chuyện đó. Mà cái vn đề quan trọng nhứt của thơ cũng như văn chương, cũng như văn hoá Việt Nam bây giờ, thậm chí cả giáo dục, rồi nhiều vấn đề khác, thì vấn đề cần bàn nhứt bây giờ, đó là vn đề thật hay giả. 

Khi mà thật và giả mà chúng ta chưa xác đình được cái lằn ranh, dù là tương đi, dù là mơ hồ thôi, có nghĩa là khi mà chúng ta chưa nỗ lực đi tìm một cái gì đó thật, cũng như chúng ta nỗ lực đi tìm một cái gì đó giả, thì tôi nghĩ rằng là bàn tới tất cả những chuyện kia là nó phù phiếm, nó vô nghĩa. 

Vì thế, một tác giả nào đó có nỗ lực làm một bài thơ gì đó để gọi là bài thơ hay để có thể ngồi trên bàn thờ, để có thể trở thành bất tử, để có thể vào lịch sử văn học, trong cái lúc này tôi nghĩ nó không có sòng phẳng và đó là một cái tham vọng phù phiếm, thậm chí tôi nghĩ đó là thái độ phản động. Và trong bản thân tôi cũng có những điu như vậy.” .


Sự phân biệt thật và giả trong bối cảnh văn học Việt nam hiện thời, nhất thiết ở trong câu hỏi về một “ phê bình văn học khoa học”. Một nền Phê bình văn học khoa học chưa hiện thể này, có thể cần phải liên quan tới cả một cái nhìn mang tính “ lịch sử văn học” buộc phải “ khoa học”, có chứng cứ, điểm tựa lý thuyết rõ ràng,,vv.


Đ làm đưc điều này thì cần phải nhìn nhận tổng thể “ văn chương”vi đy đủ bộ phận của nó. Tất nhiên nếu như vì một lý do lịch sử và khách quan nào đó lịch sử văn học Việt nam bỏ sót một giai đon văn chương nào đó( văn chương SG trưc năm 1975 là một ví dụ ) thì tôi cho rằng nó vẫn có thể tìm được giá trị “ thật giả” của nó bằng điểm tựa lý thuyết phê bình ngoài phương pháp lịch sử xã hội học như hình dung của Lý Đợi mà không nhất thiết bế tắc và vô vọng vậy. Như vậy bối cảnh “ xấu tốt, thật giả lẫn nộn “ đó cần phải xuất hiện những cá nhân lắm vững lý luận và thực sự xuất sắc.


5. Hiệu ứng thơ cánh bướm.


Trở lại với sự kiện sự xuất hiện của tập thơ “ Bướm 6 cánh”. Nhan đề của tập thơ dành cho “ tham vọng lớn” của một trong 5 tác giả của tập thơ- tham vọng dành cho một sự giao động vô cùng nhỏ đi tới một sự thay đổi toàn bộ của một hệ thống lớn. Hoặc sự hiện tồn của một hoạt động vô cùng nhỏ là một sự tình lozic tương tác dẫn tới tiến triển/thay đổi của một chỉnh thể khép kín vô cùng lớn. Tập thơ được in 300 bản, thiết kế và trình bày như một nhà xuất bản thực sự. Việc phát hành tập thơ được làm rất tốt, sách được “ phát tán” khắp nhóm văn nghệ vỉa hè tp HCM và gửi qua đưng bưu điện tới những trí thức nhiều mối liên kết nhất với nhóm văn nghệ ngoài lề tại Hà nội.


Buổi ra mắt tập thơ d đnh được tổ chức, giấy mời được thiết kế riêng, gửi qua email với “ngày giờ đa điểm tổ chức bị nhầm lẫn đính chính vài lần”,  tới phút chót thì Gyảng Anh Iên đồng thời là người chịu trách nhiệm  xuất bản cho tập thơ, quyết định dừng lại. Dưng như tới lúc này, GYảng Anh Iên mới ý thức hết được tham vọng mà mình khởi xướng sẽ đi ti đâu.( Tôi cho rằng, với tình hình văn nghệ Việt nam hiện giờ, tình huống xuất bản tập thơ như vy đã là một tình huống thành công. Việc tổ chức buổi ra mắt, đánh dấu tính chất công khai, chuyên nghiệp của nhóm tác giả và người khởi xưng. Điều này luôn cần phải một sự tỉnh thức và chịu trách nhiệm, chuẩn bị trước một cách cẩn thận và đy đủ nhất.)


Cần phải lưu ý dành cho tham vọng của các nhà thơ Việt nam, với trạng huống của một nền phê bình chưa qua ni ngưỡng “ cảm tính”, chưa hiện tồn một nền phê bình văn học khoa học(3). Với thực trạng này, thơ- thể loại giầu tính đột phá và gần với triết học nhất- đã và sẽ là một thể loại văn nghệ gần với tính hành động nhất. Với tính ngắn gọn của ý tưởng biểu đạt và phạm vi tương tác nhanh chóng của nó, có thể đây là mặt trận duy nhất tạo nền bứt phá cho một tổng thể rạn nứt không phương cứu chữa cho trận đ văn nghệ Việt nam.


Đó là trn đồ hỗn độn trên mặt bằng văn nghệ Việt nam bao gồm nhóm văn ngoài lề- vỉa hè- chính thống, hệ thống tạp chí mòn rỗng xung quanh báo Văn Nghệ “trẻ già”.( Hiện giờ, đang cạnh tranh với nó một cách không khoan nhưng là các trang web văn học hải ngoại trên mạng internet có những cá nhân văn nghệ sỹ cấp tiến hàng đầu tham gia). Tại tp HCM và Hà nội, sự phát triển rành rẽ theo hai hướng của mặt bằng văn nghệ này quả là một quan sát thú vị. 


Tại Hà nội, không hề có hiện tượng “ nhà xuất bản ngoài luồng”, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2004 xuất hiện một loạt các công ty tư nhân làm liên kết xuất bản sẵn sàng tổ chức in ấn, lăng xê tác phm văn học Việt nam. Có thể đim đến như công ty Nhã Nam, Kiến Thức, Bách Việt, Domino …và trưc đó là Trung Tâm Ngôn Ng văn hóa Đông Tây. Như vậy, cơ hội còn lại dành cho những văn sỹ còn nuôi ảo tưởng kỳ vọng tìm bới mơ hồ ở tính nghiêm túc, tính công bằng của nhóm trí thức quanh hệ thống xuất bản đằng trong mớ dây dợ ấp úng nép vế nhập nhằng ngậm hột thị với hệ thống chính trị để những lúc “ phấn khích được mà bố thí cho”. 


Những thế hệ xuất hiện sau này của nhóm văn chương tại Hà nội, dù sao họ vẫn còn cơ hội bám vứi bởi hệ thống đơn vị liên kết xuất bản này. Không có một nhà thơ, đích thực nào xuất hiện tạo ra bởi những trang báo như Văn Nghệ,  Tuổi Trẻ, Tiền Phong cả chục năm nay. Tuy nhiên bây giờ, con đường rẽ sang một hướng khác, với thế giới mạng, họ có thể xuất hiện “ đi tắt” bằng “ viết trên blog, đăng trên web Hải ngoại ” sau đó là tập thơ xuất bản với một đơn vị liên kết xuất bản “giỏi kinh doanh”. Sản phẩm của nó sẽ là một tình trạng qua ngưỡng “xì căng đan lá ci đáng coi thưng nhưng có thể chấp nhận được xung quanh tình dục” sách sẽ chỉ bán chạy vì bị chửi rủa liên quan tới “ tỉnh thức cơn cảm tính lý tính phê bình” của một nhóm rất ít những “ nhà phê bình”, đa số có mặt tại Hà nội.  


Tại tp HCM, nhóm văn nghệ cấp tiến có một khoảng cách rất xa với nhóm văn nghệ trong hệ thống cũng tại đây, liên kết giữa họ hết sức lỏng lẻo, liên kết nhóm văn nghệ hàng đầu này gần với văn nghệ hải ngoại và SG trưc năm 1975 hơn là hội nhà văn tp HCM. Với sự xuất hiện của nhóm thơ Mở miệng và hành động phô tô mang tính “ nxb Giấy vụn” ngay từ rất sớm, năm 2002, khi Nhà nước vừa mới bắt đầu nới lỏng cho phép thành lập công ty tư nhân và có thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Tại đây, kế thừa một số “ cặn bã tàn dư còn lưu giữ” của  SG trưc năm 1975 o tưởng kỳ vọng về tính công bằng nghiêm túc mơ hồ vào tri thức của nhóm văn nghệ chính thống, các biên tập nxb “ chính danh” trở nên “ bị mất tín nhiệm” một cách “ hoàn toàn tự nhiên”. Không có bất kỳ một đơn vị liên kết xuất bản nào có thể “ liều gan” đánh đố với văn nghệ chính thống bằng cách lăng xê, bỏ công sức tiền bạc ra in “ văn chương trong nưc”, đặc biệt lại là thơ, thay vào đó là “ các nhà xuất bản phô tô cóp py ”.


Như vậy, với mặt trận dàn ngang của 2 giải thơ nhóm văn nghệ tập hợp bởi các công ty tư nhân  tại Hà nội vừa mới xuất hiện là giải thơ “ Lá Tru” và sau đó là gii thơ “ Bách Việt” gần đây, sự xuất hiện của một gương mặt mới “ xứng đáng” nào đó quả là một sự tình còn nhiều ly kỳ hồi hộp(4). Và sự xuất hiện của một loạt các nhà xuất bản “ ngoài luồng tại tp HCM”, họ có đủ sức mạnh tạo nên “ hiệu ứng cánh ớm ” đ thay đổi cả một cục diện – như là tham vọng của nó vẫn là một câu hỏi, một sự chờ đợi cũng ly kỳ hồi hộp chả kém.


 Tp HCM, 8.08

Nguyễn thị thúy Quỳnh

--

Chú thích.

  1. Đường dẫn chùm bài báo về thực trạng nhiễu loạn ngành xuất bản tại Việt nam.



2. Đường dẫn bài phỏng vấn Lý Đợi của đài RFA.

       http://www.vietnamesetalk.com/?cat=29&item=3747&types=1&vietnam=view


3. Phát biểu của ông Đỗ Lai thúy “Sự đng đảnh của Phương Pháp”, nxb văn hóa thông tin, 2004. 
http://vanhoanghethuat.org.vn/sach/sudongdanh/index.htm

4.Giải thơ Bách Việt vừa mới công bố tác giả đầu tiên vào vòng chung khảo. Tác giả này chưa có tác phm tham gia các trang văn chương nghệ thuật trên mạng. Công ty Bách Việt sự kiện lăng xê của các nhà báo “phỏng vấn ban giám khảo phát biểu cảm tưởng” rùm beng trên trang báo điện tử vietimes. Chưa thấy nhà phê bình có uy tín nào vào cuộc với những phát biểu to tát của các nhà báo dành cho tác giả này.  Mặc dù ban giám khảo là những nhà văn, nhà thơ có thể viết phê bình một cách thuyết phục văn gii hơn.



Không có nhận xét nào:

Bài viết tổng quan, trọng tâm khái quát

Tổng thống Biden giả ??

Hình đính kèm trên là 1 video đài truyền hình nổi tiếng CNBC phỏng vấn tổng thống Biden từ năm 2019 trước kỳ bầu cử. Ông Biden trong vide...