I.Văn nghệ, gió ngoài luồng thổi vào căn phòng trống.
Định vị cho tri thức có được của một nhóm người như thế nào và được tính đến bằng văn chương đương đại nó bao chứa trong đó. Sau đó là luồng tri thức diễn giải xung quanh sự kiện/tình huống văn nghệ được biểu hiện, giãi bày trong bầu không khí chung của báo chí.
Chi tiết này tạo nên sự vận hành mang tính tiến triển (1)Với điều này thì tri thức Việt đang ở trong tình trạng như thế nào? Nếu coi sự tiến triển như là trình độ tiếp nhận, cập nhật những thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc sống đương đại thì câu trả lời cho giới văn nghệ trong nước là lép vế.
Với chừng hơn 10 trang báo mạng chuyên về văn học nghệ thuật được khởi xướng bởi những cá nhân biên tập người Việt tại nước ngoài. Những trang báo mạng được khởi xướng từ những tổ chức/tập thể cơ quan chuyên trách trong nước hết sức ít ỏi, chừng 4, 5 trang với chất lượng kém hơn hẳn. Có thể kể đến trang evan (thuộc trang báo điện tử vnexpress), mục văn hoá báo mạng vietnamnet sau đó là trang vannghesongcuulong.org khá nhộn nhịp và có sức sống, những trang còn lại như cinet.com (trực thuộc bộ văn hoá thông tin), vhnt.com (thuộc hội nhà văn Việt nam), vanhocnghethuat. org (tạp chí văn học nghệ thuật Việt nam) … thì đều hết sức sơ sài, đang trong thời gian xây dựng, ít tài liệu lưu trữ và không có cập nhật những tác phẩm mới.
Những tờ báo chuyên về mảng này trong nước như Văn Nghệ hoặc Văn Nghệ trẻ, tạp chí văn học nước ngoài, tạp chí văn nghệ quân đội vv.. đều chưa thấy có trang web trên mạng. Riêng trường hợp trang evan.com.vn. Bắt đầu từ phần mục văn hoá của báo điện từ vnexpress, ra đời vào giữa tháng 5.2003, evan đã thực sự trở thành một trang web độc lập chuyên về văn học với “tinh thần thế giới”. Trang báo này có chủ trương nối khoảng cách giữa những trang báo mạng như tienve, gio-o, hopluu của cộng đồng hải ngoại và giới trí thức trong nước. Họ mạnh dạn giới thiệu khá nhiều tác giả hải ngoại và một số tác giả trẻ tại TP Hồ Chí Minh với những quan điểm nghệ thuật gây nhiều tranh cãi và nhạy cảm. Tuy nhiên sau thời điểm thành lập chừng 1 năm, cùng với việc 2 người biên tập chính rời bỏ vị trí này, trang evan có những khủng hoảng. Thời điểm cuối năm 2005, giao diện của trang có một số thay đổi. Hiện nay trang evan dần rời bỏ các tiêu chí ban đầu, đa số tin bài dịch từ báo nước ngoài, tác phẩm ít và không mấy chất lượng so với thời gian đầu. Trường hợp evan thành công trong một năm đầu sau đó không có gì tiến triển, đã chứng tỏ rằng hai người biên tập chính của trang này vào thời điểm đó đã không xác định được biên độ và giới hạn của mình trong việc đưa ra khối lượng vấn đề và khả năng tiêu hoá/thẩm thấu của văn học hiện tồn trên mạng internet và văn nghệ trong nước.
Vấn đề này, đặt ra bởi những nhóm văn chương trên mạng, thực sự liên quan tới những khía cạnh chưa được nhắc đến của văn học Sài Gòn trước năm 1975 và những vấn đề chính trị nhạy cảm kèm theo. Trang báo mạng vannghesongcuulong.org là một trang web khá thành công, tuy nhiên chất lượng dừng ở mức địa phương, tuy vậy họ cũng đã tạo ra những không khí liên mạng hết sức hồ hởi tại khu vực phía nam. Trang tác phẩm tại báo điện tử vietnamnet chủ tâm vào phần dịch thuật và giới thiệu tác phẩm văn học kinh điển nước ngoài, đặc biệt là những tác giả đã đọat giải Nobel cho độc giả trong nước ít kiến thức về văn chương Châu Âu kinh điển. Một vài chuyên đề báo chí văn nghệ tại vietnamnet tỏ ra khá hấp dẫn và có chất lượng. Tuy nhiên trang này ra mắt không thường xuyên, ít vấn đề dám đề cập tới, hoặc đề cập tới nhiều vấn đề một cách nửa chừng, vì ngại kiểm duyệt.
Do vậy nó không đủ nội lực để thu hút bao chứa những tác phẩm sáng tác có nội dung đương đại như các trang web hải ngoại. Như vậy, phần mục văn chương/sáng tác tạo ra một sân chơi riêng trên mạng chứng tỏ việc văn chương Việt trong nước có khả năng “ hội nhập toàn cầu” vẫn là một khoảng trống. Từ trước đến nay đã có những trang báo giấy “uy tín” như báo tuần văn nghệ, văn nghệ trẻ, tạp chí tháng văn nghệ quân đội, tạp chí văn nghệ công an…Những trang này hầu như khẳng định tính chất “bảo thủ” và rất hiếm hoi có những tác phẩm mang hơi thở thời đại. Rất lâu họ không hề là nơi “ươm mầm” cho những tác giả trẻ. Báo ít tính chất chuyên môn mà có hơi thở xã hội như Tiền Phong, Tuổi Trẻ... Sau thời điểm đổi mới trong những năm 1986 với lớp nhà văn trưởng thành bao gồm Hồ Anh Thái, Văn Cầm Hải, Phan Triều Hải, Phan Thị Vàng Anh, vv... Lớp kế cận tiếp theo không xuất hiện từ những trang báo trung tâm này mà từ hoa học trò, mực tím, tờ báo dành cho lứa tuổi học sinh cấp 3, đó là Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Thị Châu Giang, Dương Thuỵ, vv…Một số khác tạo tên tuổi từ các cuộc thi/in sách như Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Ngọc Thuần, Vũ Đình Giang vv. Trong năm 2005, tôi được biết giới văn nghệ trong nước có thêm một vài tạp chí tháng là tạp chí văn nghệ công nhân (thuộc tổ chức công đoàn Việt nam), tạp chí văn nghệ của hội nhà văn TPHCM, tạp chí Thời Văn của nxb Văn Nghệ Tp HCM, có ra một vài số nhưng sau đó hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hẳn. Thời điểm 5, 6 năm trở lại đây, xuất hiện một loạt những trang web trên mạng chuyên về văn chương nghệ thuật hết sức thuyết phục cả về hàm luợng lưu trữ tri thức, tác phẩm cập nhật, tạo ra một sân chơi sáng tạo cho giới sáng tác mà chục năm trở lại đây trụ sở văn chương chính thống là các tờ báo văn nghệ không làm được. Điều đặc biệt là người biên tập đều là Việt kiều đang sinh sống tại nước ngoài, có thể kể đến như sau: hopluu.net, tienve.org, gio-o.com, amvc.free.fr, tapchitho.org, thotanhinhthuc.org, talawas.org, damau.org, newvietart.com..vv...
Có một hiện tượng là khá nhiều những tác giả trẻ đều chọn những trang web này cho sự xuất hiện của mình. Họ được biết đến bởi những trang web mạng này trước, sau đó mới trở lại xuất hiện hoặc gây sự kiện trong giới văn chương chính thống trong nước. Ví dụ như Nhóm thơ Mở Miệng, Nhóm Ngựa Trời... Hoặc họ có những tác phẩm xuất sắc trên mạng, sau đó mới trở lại giới văn nghệ chính thống trong nước gây sự kiện bằng xuất bản như hiện tượng “Bóng Đè” Đỗ Hoàng Diệu, tập thơ “Dự báo phi thời tiết” của nhóm “Ngựa Trời”, tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài” từ Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thuý Hằng với tập thơ/truyện “Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý”. Một hiện tượng thêm nữa là rất nhiều những tác giả /nhà văn /nhà thơ có xu hướng cách tân trong nước sau khi đã có tên tuổi và dấu ấn tại hệ thống văn chương chính thống, họ thường xuyên cập nhật, cộng tác trao đổi gửi bài tới những trang báo mạng này. Cần phải xác định ranh giới và định vị thế nào khi gió thổi đến căn nhà kín và căn phòng trống ? Tôi cho rằng, đã đến thời điểm mỗi bên chúng cần phải định vị lại trước những hiện tượng mà văn chương trong nước thì “chỉ trích, cho rằng có vấn đề trầm trọng “ trong khi văn chương trên mạng thì “ủng hộ khuyến khích cho rằng có giá trị, sáng tạo”. Thái độ quá khích trong chủ trương của nhóm người biên tập trên những trang báo mạng như tienve, talawas nhằm mục đích tạo ra một tình thế đối lập cho vấn đề nội tình túng quẫn trống trải của văn chương trong nước. Và, họ đã đạt được phần nào mục đích với những lý do hợp lý nào đó. Điều này minh chứng cho thái độ cộng tác của một số trí thức hàng đầu đang sống và làm việc trong những cơ quan công quyền tại Việt nam như Nguyễn Hoà (báo Nhân Dân), Lại Nguyên Ân, Nguyễn Trọng Tạo (Hội nhà văn Việt nam, Nxb Hội nhà văn) ... và những trí thức trẻ hơn như Phạm Xuân Nguyên (Viện Văn học), Nguyễn Bình Phương (tạp chí văn nghệ quân đội), Trần Nguyễn Anh, Lê Anh Hoài (báo Tiền phong), Nguyễn Hữu Hồng Minh (báo Thanh niên) vv... Tuy nhiên, những vấn đề được đặt ra bởi văn chương trên mạng internet (có thể đằng sau đó là văn chương hải ngoại và văn chương SG trước năm 1975) với sự quá khích khó chiụ của họ gây ra cho chúng ta có một sự hợp lý nào đó cần phải hiểu. Tất nhiên, với những vấn đề lớn và nhạy cảm như vậy cần có một thái độ khách quan và bình tĩnh. Việc biết đến/chấp nhận, thẩm thấu hoá giải luôn cần phải có rất nhiều thời gian, ý thức đầy đủ, sâu sắc và những kế hoạch từng phần cụ thể khoa học và rõ ràng.
II. Tri thức trong nước và hải ngoại, mất biên giới và không … cần phân biệt.
Tới thời điểm hiện giờ, với sự xuất hiện hàng loạt báo chí điện tử hải ngoại trên mạng, có thể kết luận, họ đã hoàn toàn lấn át sân chơi tri thức hiện tồn báo chí in giấy của văn nghệ trong nước. Có thể quan sát thấy về mối liên hệ trong và ngoài của trí thức Việt, vì thế đã trở nên mỏng mảnh không phân biệt. Đường biên mỏng mảnh này được xác định bởi thiếu một không gian văn nghệ trong nước có thể bao chứa vấn đề chính trong nội tình của nó. Sự thiếu không gian này dẫn tới sự trào vượt một số lượng đáng kể vấn đề nóng, cần giải quyết trôi ra ngoài biên giới ”chính thống” bằng hệ thống báo mạng hải ngoại. Như vậy là ranh giới nam bắc, bên trong bên ngoài của văn nghệ sĩ trong nước và hải ngoại đang xích lại gần nhau với sự xuất hiện của mạng internet. Đây là ranh giới mà trước kia là một khoảng cách biệt vời vợi của hải ngoại và trong nước. Ranh giới này được tính đến từ những năm 1954 -1975 của vĩ tuyến 17 với nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và nhà nước Cộng Hoà, và sau đó là 1975-1986 với dòng văn nghệ Hải ngoại lưu vong và văn nghệ thời kỳ đổi mới trong nước. Tôi cho rằng, đến nay nó đã có một điểm gặp. Đó là những trang web văn chương trên mạng với chung những vấn đề nội tình bên trong Việt nam như tienve, talawas, gio-o, hopluu, vv… Điểm gặp này chứa đựng những vấn đề hết sức nhạy cảm. Điểm gặp này đã xảy ra như là một sự hòa giải tốt. Tuy nhiên, sau thời điểm tạo những mối đồng cảm và thu nhận những điểm bổ xung đứt gãy cho một cơ thể thống nhất hoàn chỉnh, thì sự phân biệt cần phải rạch ròi tiếp theo cũng hết sức cần thiết. Mối liên hệ của cái đường biên và cái ở giữa bị xoá nhoà, không có sự phân biệt này dẫn đến những đấu tranh và hành động của đám đông văn nghệ sỹ cả trong và ngoài đôi khi tạo thêm mâu thuẫn rối rắm nhằng nhịt.
Đường ranh giới trong ngoài tưởng như mờ nhạt nhưng thực ra có thể lại ngày càng hằn sâu. Nếu cùng chiều thì sự lệch pha này đôi khi gây hiệu quả lại mang tính chất tiêu diệt, làm hại nhau, làm rối thêm, cách xa thêm. Như một ví dụ, người của hội nhà văn ủng hộ talawas, gio-o thì bị khai trừ kiểm điểm, còn có vị Việt kiều nào công khai ủng hộ nhà văn trên thì bị cộng đồng Việt kiều tẩy chay. Nếu trái chiều, ví dụ bên trong báo hội nhà văn chửi các bạn Việt kiều phản động, các bạn Việt kiều văn sỹ hải ngoại chửi các bạn ngu dốt, kém hiểu biết vv... Tác động hiệu quả của hành vi này, tất nhiên đôi khi có tác động làm cả 2 bên hiểu nhau hơn, trở lên“thân” nhau hơn bằng việc ý thức được sự tình. Tuy nhiên, nếu không có sự rạch ròi sau thời điểm “chiến tranh lạnh”, thì diễn tiến tiếp theo của sự tình, tình trạng ”chiến tranh nóng” sẽ là sự tình nuốt chửng chính nhau. Sự nuốt chửng/ không phân biệt này, sẽ dẫn đến sự tình những vấn đề nội tại của nó không được giải quyết mà chỉ lở loét, phơi bày, rối ren và bệnh hoạn hơn. Sự không phân biệt cái bên trong, cái bên ngoài này dẫn tới tình trạng những người ngoài cuộc, khi theo dõi sự tình sẽ không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nếu như những người ngoài cuộc này hoàn toàn không phải là người Việt nam. Còn nếu như những kẻ ngoài cuộc là thế hệ sau của Việt nam, họ sẽ trở nên không biết bắt đầu từ đâu nếu có ý thức muốn tìm hiều nó. Họ không hiểu sao lại phải buộc tham dự vào nó. Sự tham dự này, như là đã có một lý do nào đó của nó khiến họ buộc phải ám ảnh về nó, tuy nhiên họ không thể tìm thấy những liên hệ rõ ràng cho lý do này. Cá nhân những trí thức trong nước không đủ mạnh để mang vác nội tại những vấn đề của họ là trách nhiệm mà họ phải làm với xã hội. Trong khi đó, hiểu thấu đáo, lắm trọn vấn đề nội tình trong nước lại là những trí thức nước ngoài mà vị trí thực của họ trong “chính thống” rất mỏng, không có hoặc chính họ bị cộng đồng trong nước trước kia tẩy chay, từ chối.
Điều này dẫn đến tri thức trong nước luôn rơi vào tình huống bị giật giây, không hiểu sâu sắc tình huống mà mình tham dự xô đẩy nhiệt tình cho điều chính đáng mơ hồ gì. Dẫn chứng tiêu biểu cho sự tình này là hiện giờ, báo Văn Nghệ sau thời điểm trương nở tới Văn Nghệ trẻ cách đây 20 năm, hiện giờ với sức ép của vannghesongcuulong, vẫn chưa ra được tờ báo mạng. Dường như nó vẫn cảm thấy đầy đủ khi trộn trạo hay dở, thi thoảng những vấn đề khởi xướng bởi Văn Ngệ vẫn buộc những trang web có tường lửa như talawas, evan báo điện tử gõ lại đăng lên. Trang vannghesongcuulong, tuy thuộc hội nhà văn Việt nam quản lý, vẫn vận hành theo nguyên tắc cũ, tức là tri thức biếu không, tri thức tống vào mặt và không có nhuận bút. Chi tiết này chỉ thêm vào cho khoảng cách trong ngoài, ảo thực hơn mà chưa đi đến mấu chốt của vấn đề. Tôi cho rằng, chỉ thực sự khi có một tờ báo mạng, hoặc báo giấy, nhận trả nhuận bút làm đối trọng trong nước cho vị trí độc tôn của Văn Nghệ (già và trẻ) thì cơ thể trí thức Việt nam mới có thể phát triển lành mạnh để có thể bao chứa vấn đề những trang web ngoài luồng hải ngoại đặt ra. Tiasang không ở vị trí này và không bao chứa được vấn đề này mặc dù đã ra được bản điện tử. Vì đây là một tờ tạp chí tháng, vấn đề đề cập ở đây mang tính vĩ mô cả phần khoa học tự nhiên, văn hoá nghệ thuật chỉ là một mảng nhỏ trong đó 3. Lịch sử? Tương lai sẽ là gì nếu hiện tại đe doạ nuốt chửng bởi một quá khứ bệnh hoạn lở loét? Điểm mấu chốt của vấn đề của sự gặp gỡ này, nhất thiết tôi cho là thái độ, và hành vi của những văn nghệ sỹ trẻ. Những người sinh ra sau thời điểm 1975, hoàn toàn có khoảng cách, có vị trí và xuất phát điểm khách quan với sự tình. Họ là kẻ không buộc phải mang “căn bệnh có tên cuộc chiến tranh Việt Nam”(2), và đó là một sự tình hoàn toàn khách quan ngoài họ.
Thế hệ trước, những người không hề có một lối cách lựa chọn nào khác đã là những kẻ tham dự/buộc phải tham dự, chứng kiến/ buộc phải bất lực trước khoảng cách ngày càng xa vợi của ranh giới nam bắc. Ranh giới ngày càng khoét sâu với những vấn đề bao chứa cả những sự vận hành của cả một thế giới. Sự vận hành này bao gồm khởi xướng từ cái gọi là sau chiến tranh thế giới lần 2 (một thế giới bệnh hoạn và không sao hiểu nổi ??). Dường như sự vận hành (dành cho thế giới) này, ý nghĩa của nó càng ngày càng thoát ra khỏi sự hiểu biết của kẻ mang nó (Việt nam). Những vấn đề trước kia trí thức Nam/Bắc tưởng như không cùng tiếng nói hiện giờ có thể nói cùng ngồi lại với nhau dù là trên những trang web mạng, hoặc thông qua tường lửa. Chính họ là kẻ mang vết thương, vết thương nhức buốt đó buộc họ phải mang ra phơi bày và cầu cứu bởi rất nhiều người (thế hệ sau?), nhất thiết họ cho rằng cần phải được chữa trị cho những vấn đề rối ren trong nước. Và vấn đề này thực sự chỉ được đặt ra bởi những trang web mạng hải ngoại ngoài nước với một vài văn nghệ sỹ cấp tiến trong nước tham gia, nó bị lờ đi, coi như không biết không tồn tại trong văn nghệ sỹ trí thức trong nước ở trong những diễn đàn chính thống như viện nghiên cứu, báo chí hoặc trường đại học. Hoặc chỉ được đề cập đến một cách nửa vời.
Như vậy, sự tình được phơi bày và cho rằng hết sức quan trọng này bởi cộng đồng trí thức tại các trang web hải ngoại này có thực sự có ích, có lý với nội tình vấn đề tri thức đất nước không? Vị trí của tôi, tôi đã chọn câu trả lời là sự phơi bày, chất vấn của những người này trên những trang web mạng đó là có lý và rất hết sức quan trọng và cần thiết. Giả thiết ở đây là, nếu một vấn đề nào đó của quá khứ bị ách tắc, mù mịt với những lý do không được hiểu thì hậu quả của nó là một hiện tại và tương lai không ngừng lặp lại chính vấn đề ắch tắc mù mịt đó như là minh chứng cho một sự không thể tiến triển, ngưng đọng, bế tắc.(3) Việc cá nhân những văn nghệ sỹ hàng đầu, cấp tiến trong nước vượt ra ngoài khuôn khổ bí bách của các hội đoàn, báo chí để tìm điểm tựa tại cộng đồng văn nghệ sỹ hải ngoại trên mạng là một thực tế. Thực tế này, khiến cho hành động của họ - đấu tranh cho một không gian văn nghệ trong nước thoáng đãng hơn, một bầu không khí xã hội Việt nam hiện thời minh bạch hơn, dân chủ hơn - trở nên hết sức bị động, yếu ớt, nhỏ lẻ, vụ vặt và thiếu sinh khí. Họ không hề tìm điểm tựa, liên kết lại với nhau trong nước trong cuộc sống học thuật thực tế khi đối diện với nhau. Thay vào đó, họ tìm điểm tựa ở những mối liên kết chặt chẽ hơn, đó là liên kết ảo ở bên ngoài. Như vậy thái độ nghiêm túc một cách tri thức họ chỉ có thể cố gắng được một cách bất thình lình trong một vài giây tỉnh thức nào đó một cách đầy bất ổn (Ví dụ về hội nghị lý luận Phê bình tại Đồ Sơn, Hải phòng tháng 10 năm 2006 thấy rõ điều này)(4)
III. Dự án tủ sách tinh hoa,đầu voi đuôi chuột và ở giữa nhí nhăng?
Dự án tủ sách tinh hoa được coi là một động thái tích cực và đáng kỳ vọng cho nhóm người gọi là Tri thức trong nước. Từ khi dự án được khởi xướng bằng ý tưởng của ông Ngô Tự Lập trên báo Lao Động tới nay đã được 2, 3 năm và đã có những bước tiến triển rất tốt. Đó là việc thành lập riêng một nhà xuất bản cho tủ sách là nxb Tri Thức (cuối năm 2005), một quĩ dịch thuật và … một dự án dịch sách.“Ý tưởng của dự án là lập ra một 'bản đồ' chừng 500 tác phẩm và tác giả của thế giới mà trí thức Việt Nam cần biết và cần đọc. Việt-hóa lượng kiến thức này của nhân loại một cách có hệ thống là điều không thể thiếu cho Việt Nam nếu muốn phát triển một nền học thuật và có nền kinh tế dựa trên khoa học.” (Bản đồ Tri thức Việt Nam sắp lên mạng Bbc.18.5.06) (5) Việc xây dựng tủ sách tri thức cơ bản cho nhóm tri thức tinh hoa là một ý tưởng quan trọng. Tuy nhiên việc tổ chức dịch thuật đơn thuần những tác phẩm có giá trị và tác phẩm sau khi trình làng được sử dụng như thế nào mới tương ứng với lời ý nghĩa trong kêu gọi của nó với truyền thông. Phát biểu của ông Nguyên Ngọc, tháng 1.07, bài phát biểu buổi ra mắt quĩ dịch thuật Phan chu Trinh.(6) “ Có thể nói, không hề quá đáng, chúng ta hầu như bị đứt mất hàng trăm năm với tinh hoa của tri thức toàn diện của nhân loại. … Quả thật cho đến hôm nay, ta vẫn còn là một ốc đảo cách biệt rất xa với đại dương mênh mông của tri thức nhân loại, cả cổ điển lẫn đương đại, đó là điều không thể và cũng không nên cố tìm cách chối cãi. “ Đôi khi ý thức được tình huống trầm trọng chính là lúc mà tư duy trở nên bế tắc nếu như sự ý thức này chưa sâu sắc đầy đủ để có thể đi tới hành động tìm giải pháp hợp lý. Do vậy, cần phải suy xét xem hành động từ ý tưởng đó triển khai vào thực tế như thế nào thì quan trọng hơn. Đó là việc lựa chọn đầu sách, tổ chức dịch thuật và sau đó là in ấn phát hành, truyền thông xã hội rồi nghiên cứu tiếp nhận phản ứng từ tri thức đó như thế nào đối với xã hội. Tôi cho rằng, nếu như đối tượng cho những cuốn sách hết sức có giá trị này còn mập mờ, chung chung thì ý nghĩa to lớn của dự án đặt ra cần phải xem lại. Hoạt động của tủ sách tinh hoa, nếu việc chọn sách và dịch sách độc lập với các cơ quan, viện nghiên cứu tại trường Đại học trong nước thì dự án này không có gì mới so với những thành tựu mà một loạt nhà sách mọc như nấm sau mưa mấy năm gần đây âm thầm dịch như Trung Tâm VH&NN Đông Tây, Nhà Sách Văn Lang, công ty phát hành sách Kiến Thức, nhà sách Thời Đại v.v.Nxb Văn Hoá Thông Tin đã có xuất bản cuốn “Nguồn gốc các loài” của Dac-uyn. Hoặc Trung tâm Văn hóa Đông Tây gần đây có dịch thuật tủ sách triết học bao gồm 6 cuốn trong đó có một cuốn của nhà triết học cổ đại Aristote bao gồm đạo đức học, nghệ thuật thơ ca, hiện tượng luận Edmund Huserl, triết học nhập môn Karl Jasper v.v. Bắt đầu từ thời điểm bỏ cấm vận những năm 1989, 1990, tất cả những tài liệu này thường được dịch theo nhu cầu thị trường, nhu cầu của cá nhân dịch giả( bỏ tiền ra in và tự phát hành cho tâm huyết của mình được lưu giữ). Không thể nói kho tàng tri thức nhân loại hệ thống xuất bản Việt nam chưa dịch thuật. Có thể diễn đạt, họ đã thực hiện việc này. Nếu tính đến qui tắc nền tảng cho vận hành của cái gọi là nhà xuất bản thì mặc định những sản phẩm của nó phải là tri thức, trong đó việc dịch thuật tri thức nước ngoài là phần sản phẩm không thể thiếu.
Tuy nhiên, vấn đề của họ là việc dịch thuật này hết sức rải rác, lẻ tẻ, vụn vặt, không có hệ thống, thiếu liên kết và chưa hoặc hiếm thời điểm nào nó được xây dựng có kế hoạch, có hệ thống và mang tính chất nghiên cứu. Tủ sách nghiên cứu triết học Mác Lê nin của hệ thống các Viện KHXH từ năm 1954 thì vấn đề dịch thuật là có kế hoạch và bài bản,đúng theo tinh thần của hệ thống XHCN(7). Diễn giải cụ thể hơn lời phát biểu của ông Nguyên Ngọc, việc tiếp nhận tính lịch sử của vấn đề, ở đây là dòng chảy tư duy từ cổ đại tới giờ của Châu Âu cho tới triết học Mác-Lê và sau đó là tư duy đương đại như triết học hiện tượng luận, phân tâm học, v.v., đã không được tính đến. Do vậy trong nội tình hệ thống khi tiếp nhận triết học này đã khu biệt phân lập nó, tức là dịch thuật và tham khảo không có những dẫn giải sâu sắc mang tính lịch sử của tư duy này mà tuyệt đối hoá trước tác ở tình trạng văn bản. Nguyên nhân này dẫn tới tình trạng biệt lập ốc đảo trong tư duy của nhóm tri thức. Tuy nhiên, rất tiếc, chi tiết này bản thân họ chỉ mới nhận ra gần đây. Cách đây vài tháng, Tạp chí Triết học của viện Triết học Việt Nam( số 3 năm 2007, trang 15) có đăng tải bài viết cuả GS Nguyễn Trọng Chuẩn đề cập tới ý này trong bài viết có tiêu đề ”Góp phần vào việc giảng dạy triết học Mác cho sinh viên ở nước ta hiện nay“.
Cần lưu ý là Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học của dự án tủ sách tinh hoa mà mới có một bài viết “rón rén” như vậy thì binh tình nhóm tri thức còn lại đứng sau Giáo sư quả thực đã không thể biết tình trạng ý thức vấn đề nông sâu tới đâu.(8) So với Trung Quốc, cùng hệ thống XHCN thì chúng ta đã thụt lùi hơn họ rất xa. Ví dụ tiêu biểu là rất nhiều những tư tưởng triết học Châu Âu được một số tác giả tâm huyết dịch lại từ tiếng Trung Quốc, ví dụ cuốn “Vật tổ và cấm kỵ ” in tại nxb Văn hóa Dân tộc cách đây vài năm (xin lỗi là tôi không nhớ chính xác tên người dịch và năm xuất bản). Cuốn Edmund Husserl do ông Diêu Trị Hoa một trí thức Trung Quốc viết, và được dịch lại qua tiếng Việt bởi ông Trịnh Cư, nxb Thuận Hóa, 2005. Karl Raimund Popper, do ông Quang Lâm dịch từ tiếng Trung Quốc (người viết là Lý Quốc Tú), nxb Thuận Hoá, 2005. Trung tâm Ngôn Ngữ Đông Tây từ đầu những năm 2000 trở lại đây cho dịch thuật lại từ tiếng Trung Quốc một.. tủ sách “Hiện đại thế giới thập đại tư tưởng gia” do nxb Giang Tô nhân dân xuất bản cách đây 12 năm, năm 1995. Trong đó những nhà triết học đương đại của Châu âu họ thường do một nhà Tri Thức Trung Quốc diễn lại theo trình tự tiểu sử cá nhân. Lối cách làm sách như thế này kiến thức thu nhận được sẽ tạo ra những tri thức có kiến thức thực sự, tuy nhiên ở Việt nam việc này dường như ít được chú ý đến hoặc lối cách này có vẻ như ngược lại với tinh thần dịch nguyên bản gốc của ông Ngô Tự Lập cho dự án tủ sách tinh hoa. Trở lại ví dụ về bài viết của GS Nguyễn Trọng Chuẩn, có thể dễ dàng suy luận từ thời điểm bỏ cấm vận 1986 đến nay, việc lựa chọn tài liệu triết học nói riêng, và khoa học xã hội nói chung, cho việc giảng dạy tại các trường đại học và nghiên cứu tại các viện Khoa học xã hội hầu như không có gì tiến triển.
Những cuốn sách, tri thức giảng dạy trong trường đại học ấu trĩ hiển nhiên so với lựa chọn xuất bản cùng ngành này có mặt tại thị trường sách.(9) So với miền bắc Việt nam thì miền nam tiếp nhận tri thức tư bản, những tác phẩm dịch thuật theo sát dòng chảy tư tưởng thế giới như chủ nghĩa Hiện sinh, Phân Tâm học, Hiện tượng luận… và việc tổ chức dịch thuật cũng có phần bài bản. Mâu thuẫn Tri thức Nam-Bắc này diễn ra cùng với thời kỳ chiến tranh khốc liệt suốt từ năm 1954 tới 1975. Khi đất nước thống nhất thì hệ thống tri thức XHCN tảy chay, chối bỏ những tri thức, học thuật đồng thời với những tác phẩm dịch thuật tư duy đương đại có được tại miền nam Việt Nam. Khối lượng tri thức này theo chân những người tị nạn ra nước ngoài. Một số ít còn lại, “ít nguy hiểm hơn” là sách thì được lưu truyền bí mật, không chính thức vào miền Bắc.
Như vậy, hiện tượng trầm trọng mà ông Nguyên Ngọc nêu ra ở trích đoạn trên chỉ đúng với đội ngũ tri thức Miền Bắc sinh ra và trưởng thành trong thời chiến và hiện thời còn giữ những vị trí then chốt trong vận hành nguồng máy xã hội. Tiếp theo dòng chảy ngầm này, ngay sau thời điểm các nhà xuất bản in và phát hành sách theo cơ chế thị trường thời điểm những năm 1990, số sách dịch trước năm 1975 được một số nhà sách tâm huyết bỏ vốn ra in lại và túc tắc bán được. Cho tới hiện giờ thì dòng đối lưu hiện tồn sách dịch trước năm 1975 tại TP HCM đã được tái bản gần hết và có tiếng nói/chỗ đứng trong diễn đàn học thuật tai các viện và trường đại học nhưng hiện diện này chưa rõ ràng, đường hoàng và rạch ròi. Do vậy, nếu như dự án “tủ sách tinh hoa” vẫn dịch những cuốn sách giá trị hiển nhiên bán cho số đông đại trà mà không nhất thiết tri thức viện nghiên cứu, trường đại học thuộc nhà nước buộc phải phải lưu tâm thì điều này chỉ gợt được phần ngọn của vấn đề. Nếu đi xa hơn, nó sẽ là điểm chốt cho những xung đột và đối kháng bùng nổ không có điểm gặp. Hiện tượng tủ sách nghiên cứu giảng dạy của các cơ quan vận hành trong hệ thống chính thống cộc lệch, số lượng ít ỏi, cho tới này nó đã trở nên hiển nhiên kém xa lượng tri thức cùng môn ngành này hiện diện trong xã hội bằng hệ thống xuất bản. Nếu không nói là, hệ thống tri thức lưu hành trong các viện nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học vẫn còn vận hành theo lối cách của nền khoa học Liên xô vốn đã phá sản trong chính đất nước đó cách đây 20 năm. Mặc dù “không còn hiện tượng tảy chay” nhưng những tri thức ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa như phân tâm học, hiện tượng luận, .. không được xuất hiện đường hoàng trong cách diễn đàn học thuật chính thống mà xuất hiện lén lút, mập mờ.
Bên canh đó, những kiến thức ấu trĩ lỗi thời của học thuật học thuật Liên Xô vẫn được dùng làm tài liệu giảng dạy lẫn nghiên cứu trong hệ thống mà sự cập nhật tư tưởng mới chỉ mang tính chất giới thiệu qua. Điều này dẫn tới tình trạng song song hiện tồn tư tưởng cũ với tư tưởng mới một cách mâu thuẫn, phi lý, hỗn độn và phân liệt mà không có điểm dẫn lối dung hoà. Việc không nhất quán trong học thuật dẫn ra những rẽ nhánh chồng chéo, chỉ dẫn hỗn độn về tiêu chí học thuật đã đưa tới những hậu quả xã hội hết sức đáng tiếc. Giáo dục ở trong nước cho thấy rõ điều đó, khi mà lý thuyết tâm lý học Mác xít còn ngự trị trong lối tư duy giáo dục với cái nhìn một chiều cứng nhắc. Như vậy việc xuất hiện thêm vào của dự án tủ sách tinh hoa nhân loại này, số sách chất lượng này in ra tiếp theo vô hình chung đẩy thêm ranh giới đã vốn cách biệt giữa luồng tri thức vận hành trong nguồng máy nhà nước và luồng tri thức trôi nổi ngoài thị trường bằng hệ thống xuất bản.
Như vậy, dự án dịch thuật chuẩn bị một tủ sách tinh hoa nhân loại dành cho trí thức Việt nam chỉ có thể thành công khi mà nó tìm được điểm dẫn lối cộc lệch, mất phương hướng đang hiện diện trong các viện nghiên cứu, trường đại học nước nhà trước tư duy tri thức đương đại thế giới. Tư duy này là tri thức của hệ thống học thuật Liên xô chúng ta hấp thụ được, tương ứng với tình trạng thế kỷ 18 của tư duy đương đại thế giới(10). Trước và sau đó là một lịch sử của tiến trình tư duy tri thức Phương Tây thế giới ngoài XHCN mà trước đây vì lý do chính trị xã hội hoàn toàn khách quan chung cho cả hệ thống chúng ta chưa tiếp cận được. Thời điểm sau mở cửa vài năm, năm 1990, Giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn, một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội đã viết một bài báo nhỏ có tiêu đề “lý luận cơ bản ở thế không ổn định, có thể thay đổi”. Bài viết này gần đây, vào năm 2005, được nhà xuất bản văn Nghệ tập hợp cùng một số bài báo khác của GS in trong tập sách “Khoa học xã hội nhìn từ phía văn hoá tư tưởng”. GS Trần Trọng Đăng Đàn phát biểu ngay từ thời điểm đã cách đây 20 năm với một tâm thế mất định hướng và hết sức bất ổn ngay từ tiêu đề của bài báo.
Trong bài báo này, GS phát biểu “Việc lựa chọn thích hợp hay không thích hợp khi mở rộng giao lưu, cần phải cảnh giác thứ lý luận triết chung hội tụ dẫn tới xoá bỏ sạch trơn lý luận Mác Lê. Tuy nhiên cũng cần mở rộng đào sâu khía cạnh cốt lõi nhất thứ lý luận mà trước đây liệt vào loại phản mác xít, phi mác xít để có thể phân tích khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận. Chúng ta cố gắng tiếp cận một cách có hệ thống, không nên chắp vá..” Quả thực trong hệ thống như thứ tư duy đương đại hiện thời trên thế giới, tôi băn khoăn không biết trong số những cuốn sách được chọn dịch nằm trong “tủ sách tinh hoa nhân loại” tri thức Việt cần phải tham khảo có những cuốn sách nào thẳng tay phê phán nặng nề chủ nghĩa Mác có nguy cơ dấn đến xoá bỏ sạch trơn như GS Trần Trọng Đăng Đàn phát biểu cách đây 20 năm không ?.
Tuy nhiên, phát biểu của GS, theo suy đoán của tôi, đã ở trong một tâm thế tiếp nhận luồng tư tưởng mới hết sức bất ổn không có điểm tựa chắc chắn. Giả thiết của tôi ở đây là, nếu có điểm tựa chắc chắn thì hành động quyết định tương ứng, hoặc sự thay đổi trong cách nhìn nhận một vấn đề nào đó sẽ tạo thành bản lĩnh, niềm tin. Như vậy, nỗi bất ổn tiên báo của GS Trần Trọng Đăng Đàn cách đây 20 năm có lẽ đã vô thức truyền lại cho giới tri thức trong nước một dự án sẽ đầy bất ổn, đầu voi đuôi chuột … và ở giữa nhí nhăng? Từ ngày bắt đầu triển khai ra mắt nhà xuất bản, dự án và quĩ dịch thuật đã được gần 2 năm. Màn dạo đầu hết sức hoành tráng của dự án có sự ủng hộ và có mặt của nhiều vị quan chức đầu ngành trong hệ thống nhà nước.
Thời điểm tháng 2.2007, tôi có được bản danh sách một số sách đã dịch và chuẩn bị dịch cùng kế hoạch hoạt động của dự án. Cảm giác của tôi là … thất vọng vì tính chất đại khái, tuỳ thích, tuỳ tiện của bản danh sách không như lời tuyên bố trước truyền thông của nó. Trong bảng kê danh mục, dự án có 3 phần: số sách đã xuất bản (15 cuốn), số sách sẽ xuất bản (21 cuốn) và… sách tiếng Nga (9 cuốn) (người đọc phải tự suy đoán theo trình tự abcd thì số sách tiếng Nga này cũng nằm trong dự định sẽ xuất bản). Bản danh sách của “số sách sẽ xuất bản” không ghi rõ là sẽ xuât bản cho thời hạn bao lâu. Các cuốn sách đã tổ chức dịch và xuất bản hoặc đang nằm trong kế hoạch không hề có ghi thời gian xuất bản; thời đại sống của tác giả; sách thuộc phần mục khoa học, triết học hay văn học; sẽ bổ xung cho điều gì với tri thức Việt nam; và lựa chọn dịch thuật cuốn sách đó theo tiêu chí nào. Hoàn toàn đây là một bản liệt kê hỗn độn và thiếu tôn trọng người đọc. Nếu như theo ý tưởng ban đầu của ông Ngô Tự Lập với bản kê ước lượng 500 cuốn sách, 50 cuốn/1 năm và 3 tỷ đồng cho 50 dịch giả trong một bài báo nhỏ cách đây vài năm thì cho tới giờ nó đang ở tình trạng nào? .
Thời điểm đăng bài báo này trên báo nào, rất tiếc tôi không có điều kiện tìm hiểu kỹ. Cuốn sách tổng hợp các bài báo của ông Lập có tên “Minh triết của giới hạn” phát hành vào tháng 1.2005 cũng không có ghi chú điều này khi chọn đưa lại. Tuy nhiên sau đó 1 năm vào tháng 1.2006 thì dự án đã triển khai hết sức “hoành tráng” với cả một dự án kèm theo là Quỹ Dịch Thuật Phan Chu Trinh. “Lý do được đưa ra là do công tác liên kết và truyền thông tốt. Những người thực hiện tin rằng, sẽ có ít nhất 5.000 người trong hơn 80 triệu dân quan tâm và thấy cần thiết phải đọc cuốn sách này. Và sau 10 năm, lượng sách xuất bản chắc chắn sẽ tăng lên vì mặt bằng dân trí sẽ cao hơn. Dự kiến chi phí cho toàn bộ dự án là 35 tỷ đồng, nhưng NXB Tri thức phải huy động từ nguồn vốn xã hội.” .(Triển vọng của dự án tủ sách các tác phẩm kinh điển - NXB Tri thức, 25/1/2006, trang web cinet thuộc bộ văn hoá thông tin đăng lại từ báo Công an nhân dân, tác giả MT)(11) Như vậy là từ dự tính trong bài báo nho nhỏ của ông Ngô Tự Lập năm 2005, con số dự tính vào năm 2006 khi hoàn thành dự án đã lên tới 35 tỉ đồng. Cùng thời điểm này tháng 2.07 tôi có tới dự án để tìm hiểu thông tin. Theo bà Nguyễn Minh Chi, thư ký của quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh thì quĩ không hề xin được tiền của nhà nước. Trước đó không lâu có xin được nhà xuất bản Giáo dục 10 triệu, còn lại là quĩ tự vận động các doanh nghiệp tài trợ cho quĩ. Như vậy mục tiêu dằng kéo đội ngũ tri thức trong hệ thống cùng tham gia tạo dựng dự án là hết sức mỏng mảnh.
Nguồn vốn xã hội cần phải tự vận động cho quĩ, 80 triệu nhân dân nói chung cần cảm thấy cần thiết cho một dự án hết sức nghiêm trọng thì lý do của nó hết sức thiếu thuyết phục, cảm tính, mơ hồ. “Phạm Trí Hùng tâm sự, dường như các thế hệ trước nghiên cứu ở Việt Nam thường gặp khó khăn là thiếu tài liệu nguồn. Và từ đó thiếu cái nhìn tổng quát về các vấn đề triết học, khoa học và văn minh thế giới... Tủ sách này nhận được sự cộng tác của các dịch giả, những nhà nghiên cứu và cả những Việt kiều đang sinh sống tại nước ngoài.”(Triển vọng của dự án tủ sách các tác phẩm kinh điển - NXB Tri thức, 25/1/2006, trang web cinet thuộc bộ văn hoá thông tin đăng lại từ CAND, tác giả MT) Như vậy, dành cho một lý do mơ hồ chưa thể nhận thức được rõ ràng, lý do dành cho một dự án to tát trầm trọng mang tính chất nhân loại Việt nam thế giới. Dự án này cần phải triển khai ra sao cho xứng với 35 tỉ dự kiến cho một 80 triệu nhân dân nói chung cần phải tỉnh thức đã không sao diễn giải ra được cho nghiêm túc, tường minh đúng một nhà khoa học.
Câu trả lời của ông Phạm Trí Hùng quả thực “ ngây thơ” một cách hài hước, đau sót và đáng hổ thẹn. Báo Thanh Niên ngày 7.11.06, ông Chu Hảo phát biểu rằng ”danh mục sách tham khảo theo đề xuất các nhà khoa học từng chuyên ngành, các nhà thư mục học, các nhà xuất bản, tổ chức”. Báo Thể thao Văn hoá ngày 9.1.07, thì ông phát biểu khác đôi chút “danh mục sách được hỗ trợ từ một số chuyên gia, đầu sách căn cứ vào các cuốn sách đã được dịch ở Anh Pháp, Nhật….rồi xem thích hợp thì dịch”.
Sau thời gian đó tôi có trao đổi với ông Ngô Tự Lập thì ông chia sẻ rằng, có một hội đồng thẩm định riêng của nxb Tri thức và Quĩ dịch thuật Phan Chu Trinh. Trong số những tri thức này, hiện đang nắm giữ những vị trí trong ngành khoa học xã hội là 5/11 người, còn lại là những vị giáo sư trong ngành Khoa học Tự Nhiên như Vật lý, hoá học và chính trị. Họ và tham gia với tư cách cá nhân, cho dự án chứ không phải với tư cách vị trí xã hội mà họ đang nắm giữ. Tuy nhiên thống kê sơ qua từ bản danh sách số sách sẽ xuất bản thì số sách Khoa học xã hội là 99, 9%.(Tính cả một số cuốn bàn về khoa học nói chung, bao gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Số sách về triết học là ~ 70%. Tỉ lệ này ở số sách đã xuất bản là 40%.
Theo dõi dự án qua báo chí và thi thoảng có hỏi thăm thông tin tới thời điểm này, dự án vẫn chưa có gì tiến triển. Một người bạn của tôi( anh bạn xin giấu tên), được mời giữ vị trí thư ký của quĩ dịch thuật trong thời gian gần đây, trao đổi với tôi rằng, việc tập hợp dịch giả và hội đồng thẩm định rất khó, họ viện cớ bận bựu luôn và có thể coi như việc lựa chọn đầu sách dịch thuật sao cho phù hợp vẫn hết sức khó khăn Như vậy, câu trả lời dành cho dự án tủ sách tinh hoa nhân loại cho tới thời điểm này, đó là sự tự vận động hoàn toàn về nguồn vốn (nhà nước không tài trợ), chọn đầu sách, tổ chức dịch thuật và phát hành đại trà mà nhà nước chỉ liên quan duy nhất ở khâu duyệt bản thảo cho giấy phép tại cục xuất bản. Vì nhà xuất bản Tri Thức ra đời vào cuối năm 2005 có chức năng gắn với việc cho ra đời số sách có trong dự án tủ sách tinh hoa này. Tuy nhiên, có vẻ như bộ lọc là hội đồng thẩm định cho phép việc lựa chọn đầu sách dịch thuật có lý do xác đáng cũng có những trục trặc khiến cho nó không thực hiện được chức năng lá chắn, dẫn tới việc xin giấy phép cũng trở nên hết sức khó khăn.
Nếu vậy giải pháp buộc phải lựa chọn này, khi dự án “ tủ sách tinh hoa” và quĩ dịch thuật Phan Chu Trinh triển khai trở nên phân lập và không nhận được tài trợ cũng như ủng hộ của nhà nước. Họ buộc phải đủ nội lực cho phép xây dựng một đội ngũ trí thức trẻ ngoài nhà nước tập hợp xung quanh dự án làm đối trọng khiêu khích cạnh tranh với nhóm tri thức/công chức làm việc trong nhà nước xung quanh các viện thuộc Khoa học xã hội, các trường Đại học khối xã hội. Và cả 2 nhóm này cùng thiết lập một không gian tri thức học thuật trong nước khớp nối những điểm gãy khúc trong tiếp nhận tri thức Phương Tây thời kỳ chiến tranh, bao cấp sau thời điểm mở cửa có thể tiếp tục bổ xung, và đón nhận luồng tư duy đương đại trên thế giới một cách xây dựng. Cùng song song với điều này, đội ngũ này có thể tổ chức dịch thuật những tác phẩm triết học Châu Âu kinh điển trước thế kỷ 15, 16 của Châu âu mà nhóm ý tưởng tủ sách tinh hoa đề xướng như Platon, Arittot, vvv . Việc dịch thuật này có tính chất nghiên cứu sâu, mang tính cơ bản khi mà đội ngũ tri thức đã phát triển đi đến tư duy những vấn đề gốc, thâm sâu lịch sử tư duy đồng đại, lịch đại của vấn đề.
Diễn tiến của quá trình thu nhận tri thức vào một người là một quá trình của sự chấp nhận / hiểu / nội nhập hoá / diễn đạt sự hiểu ra bên ngoài bằng hành động, lời nói, tình tiếp xuyên thế hệ. Nhóm những người tham gia vào công việc này tạo không gian nghiên cứu chung. Không gian nghiên cứu chung này tạo một sự nội nhập hoá tình huống giao tiếp, văn bản ... Lưu gĩư tri thức mang tính chất tiến triển của một nhóm người cũng tương tự vậy. Trong đó, tập hợp văn bản, thư viện là cơ sở vật chất cho sự chuyển trong lòng nó bởi nhóm những nhà nghiên cứu. Thành quả của họ là sản phẩm sách, tri thức tích luỹ cô đọng và tinh hoa nhất ở dạng văn bản. Thư viện, nơi tập hợp những văn bản tri thức bằng sách, là nơi làm phát triển, vận hành sự chuyển tiếp xuyên thế hệ này được xảy ra. Quy tắc vận hành, tạo dựng nên nhóm nhà nghiên cứu cho phép những tài liệu tri thức trung chuyển giữa các thế hệ, hoặc những tri thức vận hành trong xã hội cần phải có điều kiện, nguyên tắc gì mới được phép có mặt trong. kho trung chuyển đó. Điều kiện quy tắc này cho phép bản thân hệ thống có khả năng làm chủ, ý thức tòan bộ ý tưởng được diễn đạt. Toàn bộ ý tưởng được diễn đạt này, được quản lý nghiêm ngặt một cách khoa học, tính đến như là tư duy của toàn bộ nhóm tri thức đó theo chiều dọc lịch sử, với những điểm mốc lý tính của tiến triển đã xác định. và chiều ngang cảm tính chưa phân định. Điều này cho phép những ý tưởng tư duy mới nhất, đang ở dạng cảm tính như bài báo, tiểu luận, luận văn .. khi được trình bày thì sau đó được xếp loại để có thể tìm thấy đâu là phát hiện mới. Chi tiết này cho phép họ phân loại để phát hiện tri thức giá trị, lưu giữ tìm ra tư duy mới cho phép sự phát triển mang tính tiến hóa. Những nguyên tắc gắt gao chuẩn xác này được thực hiện một cách nghiêm túc, máu thịt, tự thân bởi những con người cụ thể gọi là trí thức tinh hoa. Cụ thể hơn, những trí thức tinh hoa này giữ vị trí thiết yếu trong hệ thống viện nghiên cứu, xuất bản, trường đại học. Những kết quả có được từ những nguyên tắc chuẩn xác này được thừa nhận tạo thành cái gọi là khoa học xã hội.
Hệ thống luân chuyển tri thức của xã hội Việt nam bao gồm giới tinh hoa của hệ thống, quả thực đã có một quy tắc vận hành quá nghiêm ngặt chỉ có thể cho phép bao chứa và đi qua nó là tư tưởng triết học Mác Lê. . Để phòng vệ và tránh đối diện tình trạng không đủ nội lực này nó đã vô tình gạt bỏ những luồng tri thức khác mà nó có cơ hội bổ xung sau thời điểm bỏ cấm vận năm 1989 cách đây hơn 20 năm. Cần lưu ý là ở Trung Quốc, dẫu cùng hệ thống XHCN, họ đã mạnh dạn đón nhận, dẫn đến những phong trào nghệ thuật, văn chương của họ có cơ hội phát triển hết sức mạnh. Phong trào các nhà văn trẻ sinh sau năm 1980 (, 8x) với gần 1000 nhà văn viết tiểu thuyết bán chạy, trong khi đó những người trẻ tầm tuổi này ở Việt nam chỉ chừng hơn 10 người.
Như vậy, nếu như nhóm tri thức trong hệ thống chưa có thái độ hợp tác và mở rộng cửa đón nhận họ thì mục tiêu của dự án nhằm tập hợp nhóm tri thức những người dịch trong tủ sách này phải tạo thành một đối trọng bổ. khuyết mang tính xây dựng cho nhóm tri thức lắm giữ tri thức then chốt đang vận hành nên guồng máy xã hội có mặt trong các sở viện nghiên cứu. Nhóm trí thức này cần phải có những thái độ cá nhân tích cực, cho sản phẩm của họ có cơ hội được tham gia, chấp nhận một cách hợp pháp vào kho trung chuyển chung chính thức của nhóm tri thức trong luồng còn lại nơi các. viện nghiên cứu. Nếu khó khăn hơn, tự bản thân nhóm những người này, họ phải tạo dựng một bề dày kiến thức, tổ chức thư viện và những nghiên cứu xuất sắc, vượt trội hơn hẳn nhóm người kia chứ không đơn thuần chỉ là một chiếc máy. dịch được lắp nghép lại với nhau cho một suy nghĩ ngây thơ. Cấu kết tri thức của nhóm những con người cụ thể tạo nên sự vận hành cho ra đời 100, 500 hay 1000 cuốn sách đó mới là vấn đề quan trọng, với câu hỏi nhất thiết buộc những người này cùng chia sẻ chung một mục đích. đau đỏ, nhất thiết phải trở nên máu thịt. "Chúng tôi chọn cuốn sách này là vì sao, cho điều gì, có ích cho ai và chúng tôi chọn nó khó khăn như thế nào".
Cấu kết nhóm những con người cụ thể này, cho phép tạo dựng một bầu không khí chung, một không gian học thuật có tính liên kết. Cố kết nhóm này được tính quan trọng hơn là sản phẩm mà họ tạo thành là những cuốn sách.
Vì sao vậy ?.
Tính kế thừa của nhóm xã hội với thế hệ trước chúng, nhất thiết phải dựa trên chính những bộ môn cụ thể có một lịch sử phát triển riêng biệt. Tất nhiên những bộ môn này tạo thành không phải do một người phát minh và tạo thành, và các ý tưởng được diễn đạt trong đó phải có một lozic kế thừa riêng của nhiều người trong nhiều thế hệ nối tiếp. Nếu như chúng là một tập hợp hỗn độn ý tưởng, câu chữ, sách vở thì những ý tưởng, lý thuyết trái ngược trong đó tự nó đã không thể tạo nên tiến triển mà là tiêu diệt, cạnh tranh. Nhóm cố kết những nhà nghiên cứu này tạo một môi trường cạnh tranh và cho phép loại bỏ sự mâu thuẫn bằng tranh luận, phản biện tìm thấy điểm tiến triển.
Điểm tiến triển này được tính vào lưu trữ, lịch sử của nhóm bằng văn bản tạo nên lịch sử riêng của bộ môn khoa học đó. Như vậy, việc cá nhân những dịch giả trong dự án "tủ sách tinh hoa", này ngoài việc dịch những tác phẩm tốt còn phải có khả năng tư duy độc lập với các trước tác và bản dịch của chính họ. Tức là bên trong bản thân họ phải có một sự nội nhập hoá và sau đó là thẩm thấu biểu đạt tri thức xuất sắc tạo thành niềm tin và hành vi một cách tự thân thì mới làm được chuyện. Niềm tin này, cho phép họ liên kết lại với nhau tạo thành nhóm xã hội trong lòng đất nước với một sự nội nhập hoá tri thức tạo thành một bầu không khí có thể ươm mầm tư duy. Chính không gian học thuật này mới tao dựng cái gọi là trí thức, như là một nhóm xã hội. Sự nội nhập hoá tri thức này, xin được lưu ý, chính là công việc của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu mà không nhất thiết họ là một người dịch giỏi. Nếu không, là một người dịch giỏi, liên kết nhóm của những người này hẳn là một liên kết ngoài môi trường Việt nam, liên kết cho ra đời tác phẩm dịch đó trong nội bầu không khí của đất nước mang chứa tác giả đó. Hiện tượng tượng này đã là một thực tế nhãn tiền ở Việt nam. (12).
IV. Giải pháp? quá kích văn nghệ hay hoạt động dân chủ nhân quyền kiểu Chí Phèo.
Đầu năm 2007, trên trang talawas, ông Bùi Tín có viết một bài viết gọi tên đích danh nhiều tri thức văn nghệ trong nước tham gia thường xuyên tại trang này về chuyện hành động thực tế cho xã hội của họ, chuyện dân chủ nhân. quyền gì đó thì theo họ cần phải có thái độ nào cái gì thế nào. Trả lời từ của các vị trí thức trong nước hết sức lẻ tẻ, nhũn nhặn tinh thần "bôn sệt" của ông Lại Nguyên Ân và sau đó là thái độ sự thật cần phải duy nhất chống cối xay gió của ông Hoàng Hưng chắc hẳn. khiến ông Bùi Tín đã không khỏi buồn lòng. (13).
Thái độ của cộng đồng hải ngoại luôn luôn quá khích. Sau vết thương 1975, với hậu quả của chiến tranh họ vẫn không sao chấp nhận nổi sự thực hiển nhiên. Đảng cộng sản và cụ Hồ Chí Minh là một sự thực hiện tồn chiến thắng trong cuộc chiến tranh nhiều năm với sự có mặt nhiều thế lực ngoài nước mang tính chất quốc tế hiện diện trên đất nước Việt Nam. Sau 30 năm chiến tranh và sau 20 năm CNXH ở LX sụp đổ dường như họ vẫn giữ cái nhìn trái chiều của Miền Nam việt Nam và Miền Bắc Việt nam của những năm trước 1975 mà không thể đứng cao hơn cái nhìn này để có một. khoảng cách an toàn và bình tĩnh trước quá khứ. (14).
Trái với tình trạng Cộng Sản ở các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, nơi mà hạt mầm văn minh về dân chủ dân quỳên đã có sẵn từ năm 1789 bởi cuộc cách mạng Pháp chỉ chờ dịp nảy mầm, hạt mầm dân chủ ở. những nước thuộc địa châu Á kiểu như Việt nam là một sự lai nghép, thí nghiệm sinh học nhiều kỳ công và đáng ngưỡng vọng quả thực không sao có thể kiên nhẫn nổi để chờ cho nó nảy mầm được thành cây. Mặc dù hệ thống XHCN ở Đông Âu đã sụp đổ, nhưng mặt trái của xã hội Cộng Sản với tính chất tồi tệ chẳng hạn, được chứng minh và làm sao được cảm nghiệm chấp nhận / đồng tình / hiểu / thu nhận như là lý. lẽ đúng. với trí thức trong nước quả là "gian truân". Quả thực đó là một công việc nhiều ly kỳ, lắm nhẫn nại, và đôi khi phải chịu trận cả những cơn histeri đồng bóng mới may ra phân biệt nổi. (15)
Có những chuyện, để giải quyết, kẻ muốn tham dự cuộc chơi phải chấp nhận điều kiện coi như nguyên tắc gia nhập của nó mới tính tới chuyện tham gia cuộc chơi. Như vậy, trong cuộc chơi tri thức người Việt muốn làm thay đổi tốt đẹp gì về chính trị xã hội người Việt có chia làm 2 phe người Việt trong nước và ngoài nước và ở giữa là từ cộng sản buộc phải thừa nhận là từ khóa. chung đầu tiên cho cuộc nói chuyện tử tế được ở cả hai phe. Có thể diễn đạt, người Việt trong nước thì Cộng Sản và người Việt ngoài nước thì không Cộng Sản. Để nói chuyện được với nhau, trước hết người Việt ngoài nước phải tôn trọng chiếc từ "Cộng Sản" như là nó hiện tồn trước đã. Hiện tồn ở đây chưa nói đến tình trạng xấu xa tồi tệ có hại, hay tốt đẹp tươi xinh có ích.
Câu hỏi về cái có thực, hay cái gọi là tri thức hoặc khoa học cho việc chứng minh một cách khoa học, bình tĩnh, ôn hoà để mấy người trong nước vượt qua cái nhìn một chiều, từ đó có một cái nhìn đa chiều. và tự bản thân họ nội nhập được tri thức. Từ đó tự họ có nhu cầu muốn thay đổi cho bản thân họ. Chiến đấu với cối xay gió, vẫn là một lối cách mà mấy người trong thế giới hiện đại hăng hái thực hiện để húc đầu vào tường và tự bể trán. Đó là nhận định của tôi cho công cuộc lao đầu vào tường của nhóm tri thức trong nước xung quanh đống từ chữ dịch thuật cần phải chính xác trong cơn bất ổn học thuyết nào với học thuyết nào dự án tủ sách tinh hoa và nhóm tri. thức ngoài nước nhảy chồm chồm trong cơn histeri xung quanh mấy vụ dân chủ nhân quyền bất đồng chính kiến trong nước.
Về mặt nguyên tắc hiện tồn trong hệ thống Cộng Sản XHCN, không tồn tại cái gọi là Khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn, do vậy nên không có hiện tồn tri thức thực sự theo đúng nghĩa??. Như vậy tinh hoa nhân loại cần phải tri giác đầy đủ cho một trí thức tòan cầu đúng nghĩa là một chiêu bài dọa ma tri thức cộng sản? Về mặt nguyên tắc, những người có lý lẽ đúng số ít ở vị trí ít quyền lực hơn, tuy nhiên hiểu biết hơn phải là những người cư xử ôn hòa, hành vi nhã thiệp tinh tế thì chính kiến trái ngược của họ mới thuyết. phục được kẻ ngu dốt hơn, số nhiều ở vị trí quyền lực hơn đang ở tình trạng căm nghét chối bỏ / hoặc không thể hiểu sự thuyết phục thê thiết của kẻ kia. Mặc dù sự thuyết phục này, có thể dựa trên một lòng tin kiên định về chân lý và sự đúng.
Xét về những hành động cụ thể của nhóm tri thức văn nghệ thì nhóm khởi xướng hành động chính trị kèm theo như, Lý Đợi, Bùi Chát đã có những tác động tích cực. Tuy nhiên phương cách của nhóm này vẫn chưa vượt qua được lối cách "rạch mặt ăn vạ" kiểu Chí Phèo (16). Lối cách này chỉ có tác dụng với nhóm rất ít người ngây thơ vỡ mộng cho một ảo tưởng nào đó về xã hội, họ bị dồn đuổi tới đường cùng dẫn tới tha hoá không thế cứu vãn. Sự tha hoá, lưu manh tâm thần của họ có những lý do, minh chứng thuyết phục từ phía xã hội, nhóm người mà cá nhân mang căn bệnh đó có một niềm tin nào đó cho lý đúng của họ khiến cơ thể xã hội buộc. phải chất vấn chính nó. Điều này chỉ có thể được giải mã qua một số ít người phải đóng vai quan toà, luật sư hoặc bác sỹ tâm lý (luôn phải ở vế cao hơn, tri thức, quyền lực và tiền của hơn) trong và ngoài hệ thống. Còn để thuyết phục người lương thiện bình thường còn lại thì rất khó.Về mặt xã hội, trong thời điểm năm nay, một loạt những hoạt động công khai chống chính quyền nổi lên tại Hà nội và tp HCM và hầu khắp cả nước với. hoạt động giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai của LS Lê Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, nhà báo Trần Khải Thanh Thuỷ và gần đây nhất là vị sư Thích Quảng Độ. Tôi cho rằng tính chất trầm trọng của hiện tượng xã hội này thể hiện một xã hội mà bên trong nó như một quả bong căng phồng chực vỡ tung mà những hiện tượng này chỉ báo nho nhỏ. Không thấy động thái nào ngoài một vài ý định lẻ tẻ hụt hơi thành lập hội nhóm văn của mấy cánh văn nghệ đầu têu là nhà thơ Lê Thiếu Nhơn mạnh mồm tại tp HCM. (17) Bên cạnh đó, một loạt động thái đón trước của nội bộ trung ương Đảng, Quốc hội. Việc tách bộ Thông tin Truyền thông và bộ Du lịch Thể thao rồi một loạt những động thái khác của chính phủ trong việc tiến bộ cải cách hành chính khiến giới tri thức trong nước tư duy theo không kịp hoặc ớ ra phục lăn. Gần một năm trước, sau vụ đình bản 1 tháng 2 tờ báo, một thuộc bộ ngoại giao mới ra những số báo đầu tiên, Báo Thời Đại, tờ thứ 2 là tờ Công Lý thuộc Toà Án Nhân Dân tối cao (18). Nội dung bài báo viết về chuyện "tiền thật tiền giả tiền hư hỏng" vào cuối tháng 10.2006. Cánh báo chí chịu ấm ức sau khi thấy mình nói đúng không có nói sai, bị phạt bởi không đi họp, lý do hết sức ấm ức lại ra không đi họp nói chuyện quá thời điểm cho phép lại ra chuyện khích động chiến tranh,. thật không sao hiểu nổi. (19) Sau gần 1 năm vụ đình bản báo giới ấm ức chuyện nói thật bị phạt thì ra ... lạm phát. Và thế là Bộ văn hoá thông tin được tách ra làm 2 bộ có một bộ riêng quản lý giới báo chí không biết lới lỏng ra hay thít chặt vào. Trong khi ở bên ngoài thì tính chất "sôi sùng sục" của các diễn đàn / báo điện tử hải ngoại trên mạng mà có thể điểm tên chỉ mặt hầu hết những tri thức hàng đầu trong nước tham gia với câu chữ đầy nhiệt huyết. Phải chăng thực sự toàn thể tri thức Việt trong và ngoài nước đang biểu hiện một bối cảnh hòan toàn mất định hướng?
Giải pháp dành cho việc từ khóa "Cộng sản" nói chung cần phải chấp nhận ở cả 2 phía đã / sẽ trở nên không "Cộng sản" và lại rất "Cộng sản" đã là điểm nhập nhẹm nhá nhem này. Thời điểm của một sự hỗn độn chưa phân biệt của nhóm tri thức trong nước tham gia các diễn đàn hải ngoại. Nhóm trí thức này phải đủ sức mạnh tái tạo lại một sân chơi văn nghệ trong nước. Sân chơi này, có thể tạo một nơi chỗ có thể bao chứa những vấn đề văn chương, văn nghệ, đặc biệt là nơi có thể đăng tải những tác phẩm sáng tác mang tư duy đương đại. Chính sân chơi sáng tác này mới là nơi nội nhập hóa kiến thức và văn minh tạo sức mạnh nội tâm tốt nhất cho giới trí thức. Các sân chơi chật chội thiếu khí thở trong nước hiện giờ thì làm sao có thể giật gấu vá vai đủ thu hút một nhóm lớn tri thức có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức lẫn đạo đức và tài chính bằng công việc thực sự của. họ một cách đường hoàng để có thể tự nới rộng ra bầu không khí ngột ngạt họ đang hít thở. Chính đội ngũ này mới có thể hi vọng thúc đẩy sự tiến triển xã hội mang tính xây dựng, bền vững.
Sự nhập nhoạng ở thời điểm này cho thấy tầng lớp chóp bu chính trị và trí thức trong nước đã có những nhận thức và hành động thay đổi trong mối quan hệ với tri thức hải ngoại. Tuy nhiên do chưa nội nhập đầy đủ và ý thức sâu sắc nên hành động của họ vẫn mang tính giật giây chụp giật, không được dẫn giải một cách đường hoàng một cách tri thức học thuật cho xã hội có thể hiểu rằng thực sự chuyện. gì đang xảy ra. Có thể lấy ví dụ lĩnh vực văn nghệ là sự việc tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu đầu năm 2007 với sự xuất hiện "một cái tên lạ với công chúng miền bắc", một nhà thơ rất nổi tiếng của tp HCM trước năm 1975,. nhà thơ Thanh Tâm Tuyền ", sau đó là sự việc in sách của tác giả Dương Nghiễm Mậu - trí thức Sài Gòn trước năm 1975 - có một số phản hồi gay gắt trên báo chí (22).-Tuy nhiên, bối cảnh trước. đó là sự kiện hội thảo quốc tế về Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá quốc tế vào đầu tháng 11.06 tại Viện Khoa học xã hội Việt nam, tổ chức bởi Viện Văn học và Viện Harvard-Yenching Mỹ. (23. ) Những sự kiện này xảy ra chứng tỏ đã có những thay đổi mang tính chất mấu chốt trong nhận thức của những tri thức cốt cán hàng đầu bên trong hệ thống về vấn đề Nam, Bắc trước năm 1975. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ. họ biểu hiện tình trạng chính đáng này một cách hết sức bất thình lình, bất ổn, hỗn độn và chụp giật kiến cho báo giới không hiểu chuyện gì xảy ra và do vậy họ không đủ tự tin để diễn giải sự kiện "quan trọng. và chính đáng "này bằng những bài báo cho toàn xã hội biết tới. Hoặc chính khi tổ chức những sự kiện này thì việc thông báo cho những cơ quan truyền thông đã không hề được họ chú ý. Sự tiến hóa riêng lẻ này của đội ngũ tri thức chóp bu sẽ dẫn tới việc sau đó, theo chỉ dẫn của họ sẽ có những thay đổi bối cảnh xã hội không giải thích và cũng bất thình lình y như vậy. Chính chi tiết này sẽ dẫn tới ngưỡng của tình trạng bất ổn của một bối cảnh xã hội trở nên không thể hiểu nổi.
Để có thể kết luận cho bài viết này, tôi kỳ vọng cho khả năng bao chứa những sáng tác văn chương của riêng nhóm trí thức trong nước. Có thể đó là một trang báo giấy hoặc báo mạng. Từ điều này, sẽ có được sức mạnh nội tâm và cố kết nhóm cho một niềm tin về tri thức. Cố kết nhóm này, theo tôi nằm cho câu hỏi của một tình huống xã hội mới, mà, giao tiếp của một cá nhân bất kỳ tới một cá nhân bất kỳ dựa trên trình bày kiến thức của họ trên nhóm xã hội nào đó (. bài báo, bài viết chẳng hạn ..). Tôi thiết nghĩ một cá nhân nào đó bất kỳ suy nghĩ, viết và trình bày ra ngoài xã hội bằng bài báo, tác phẩm thì đó đã là một chia sẻ mang tính chất nhóm. Chính sự chia sẻ xuất phát từ tính chất đại diện cho nhóm xã hội này được tạo dựng và từ đó tạo ra liên kết xã hội mới. Khi liên kết này được tin cậy, điều này quyết định một cá nhân bình thường trở nên một nhà trí thức. Giao tiếp này phải được tạo dựng bên ngoài vị trí xã hội, công việc là những trao đổi cá nhân tiệm tiến với tình huống được tin cậy và phân định bởi email, điện thoại, gặp ngỡ tình cờ, một cuộc hẹn trước tại công. ty / cơ quan, một cuộc hẹn café, tới nhà riêng .... tạo thành một mối quan hệ bạn bè. Có được bản lĩnh kiến thức, tri thức cho niềm tin vào nó như một nhà trí thức với chính mình và với nhiều người khác, trong một xã hội thực thì những điều tốt đẹp hơn về một xã hội dân chủ như ông Bùi Tín kỳ. vọng mới có thể thực hiện được một cách tốt đẹp trong một thời gian có thể xác định.
11:07
Nguyễn thị thuý Quỳnh
Chú thích.
(1) Ý này tôi viết dựa trên một nhận xét về việc báo chí Việt nam hiện thời vẫn lấy cảm hứng từ những vấn đề rất cũ hoặc chủ yếu dịch lại từ báo nước ngoài. Có thể tri thức lưu trữ ở dạng tiềm ẩn thì nhiều nhưng con cháu sử dụng, nối tiếp được là không có, rất ít chẳng hạn.Việc tranh luận, đưa ra vấn đề tạo nên một bầu không khí, hoặc không gian bao chứa. vấn đề tri thức theo tôi là quan trọng.Việc này sẽ khiến cho tri thức ở dạng tiềm năng được triển nở cùng mới những cập nhật thu nhận mà nó cần phải nhận ra và học tập để có thể phát triển, điều này ở nhóm. tri thức Việt nam rất yếu. Chi tiết này tôi có diễn giải lại nhiều lần trong phần sau bài viết.
(2) Đây là ý riêng của tôi. Có thể nhiều người nước ngoài hoặc Việt kiều cũng có ý này tuy nhiên do điều kiện không phải là người nghiên cứu chuyên môn nên tôi không có dịp tham khảo và trích dẫn.
(3) Đây là ý tưởng chính của học thuyết phân tâm học trong việc điều trị bệnh tâm trí.
(4) Ý này dựa vào nhận xét của riêng tôi trong bài báo viết về hội nghị này.
(5) Đường dẫn bài báo về tủ sách tinh hoa của bbc http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2006/05/milestoneweek21year2006.shtml
(6) Đường dẫn bài phát biểu của ông Nguyên Ngọc về dự án tủ sách tinh hoa:
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=8973&rb=0202.
(7) Dẫn giải từ văn học, bài viết "30 năm tiến bước của lý luận văn học Việt nam". Của Giáo sư Phương Lựu. Bài viết hoàn thành trong khuôn khổ hội thảo "Văn học Việt nam trong bối cảnh giao lưu khu vực và quốc tế". http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=61&menu=106
(8) Nhận xét này của tôi hoàn toàn xuất phát từ nội dung bài viết mà GS Nguyễn Trọng Chuẩn đề cập tới. Hiện tượng tư duy triết học Mác tại Việt nam được dịch, đọc, hiểu và giảng dạy không có dẫn giải tính lịch sử cho tư duy này tôi cho rằng không thể khuôn định trong vấn đề giảng dạy trong trường đại học dành cho sinh viên. . Giả định cho mục đích đối tượng bài viết này hướng tới đã là trệch hướng. Ví như muốn giết hổ mà dùng gươm nhựa vậy. Vấn đề phải đặt ra cho hệ thống nhận thức cấp độ vĩ mô hơn mới tương xứng. Tương quan dành cho phạm vi ảnh hưởng của tạp chí Triết học, thuộc viện Triết học.Vấn đề này phải đặt ra cho ngành xã hội nhân văn Việt nam nói chung hoặc việc nghiên cứu triết học của Viện Triết học Việt nam nói chung.
(9). Tôi cho rằng, vì việc tổ chức dịch thuật sách sau thời điểm những năm mở cửa được tổ chức chọn dịch ở các nhà sách tư nhân nên ảnh hưởng của nó không tới được các công chức làm nghiên cứu trong xã hội. Số sách này, sau khi được dịch thuật thường phát hành trôi nổi ngoài thị trường với số lượng rất ít, thường là trên dưới 1000 bản.
(10). Đây là nhận xét của riêng tôi.
(11) Đường dẫn bài báo về tủ sách tinh hoa trên trang cinet: http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&rootId=4&zoneid=58&newsid=5761.
(12). Đây là nhận xét của riêng tôi. Hiện tượng một loạt những trí thức trung niên "giỏi ngoại ngữ" và có chuyên môn trong ngành văn học (phê bình văn học) cho thấy điều này. Ông Ngô Tự Lập là một ví dụ rất điển hình, theo tôi được biết thì ông có 2 bằng tiến sỹ văn học, 1 ở Pháp và 1 ở Mỹ, hoặc như Nguyễn Thị Từ Huy hiện đang là nghiên cứu sinh tại Pháp, là. giảng viên văn học tại ĐH SP. Thuận được biết đến với vị trí nhà văn, tuy nhiên tôi được biết chị có bằng văn chương tại Pháp, Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc, vv họ rất rành rẽ và tường tận các lý thuyết văn triết đương đại trên thế giới, có. thê chính họ là người giới thiệu, dịch thuật những lý thuyết này ra tiếng Việt. Tuy nhiên, bản thân họ lại sáng tác ra tác phẩm văn học hơn là có thể làm việc đúng chuyên ngành đào tạo của mình là phê bình cho ra tấm ra món một cách khoa học một tác phẩm văn học Việt nam nào đó. Điều này dành cho hiện tượng khủng hoảng phê bình được nhắc đến ở Việt nam gần đây. Như vậy chúng ta đã sẵn và thừa sự chuẩn bị, tiềm năng nhưng không có thể khai triển ra được vì thiếu một niềm tin dành cho một không gian học thuật chung của chính chúng ta, nhóm tri thức trong lòng xã hội Việt nam.
(13) Đường dẫn bài viết của ông Bùi Tín và ông Lại Nguyên Ân trên trang. talawas.
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=95http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9789&rb=040152&rb=0401
(14). Tôi cho rằng việc bày tỏ thái độ chính trị của tôi trong bài viết này dựa trên quan điểm của ông Bùi Tín là có lý. Đó là một tình huống mà tôi cho rằng, là một trí thức chân chính thì khả năng hành động xã hội được đánh giá cao hơn khả năng thấu hiểu sâu sắc sự tình để trở nên bế tắc.
(15) Nhận xét của tôi dựa trên các bài viết về chính trị trên trang talawas gần đây.Định Nguyên talawas tháng 9.07. Đường dẫn http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=10849&rb=0401.
Vụ việc Việt Weekly, lịch sử báo chí hải ngoại theo lời trần thuật của Ô Quan Hạ, http://vietnamnet.vn/. baylenvietnam/2007/01/649371/
(16). Chí Phèo là một nhân vật trong tác phẩm cùng tên của nhà văn tự lực văn đoàn Nam Cao. Tôi dùng ẩn dụ này để chỉ tính chất "hai mặt" trong hành xử của nhóm trí thức trong nước có thể "hành động xã hội" được mà nhóm trí thức ngoài nước chờ đợi như talawas, tienve. Tính 2 mặt này thể hiện tình trạng "đòi làm người" mang tính phổ quát hơn là chứng minh một "hành động trí thức" của một người đang sống trong một xã hội văn minh. Một người đã chứng minh đủ phẩm chất người rồi thì mới có thể là một trí thức. Nếu coi phẩm chất người này tính theo bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, dân chủ tại Pháp và Mỹ từ thế kỷ 17. Theo quan niệm của tôi khái niệm "trí thức", chỉ có trong xã hội văn minh, hiện đại, nó không hiện tồn trong một xã hội bán khai, tiền văn minh. Tất nhiên, tôi cho rằng đất nước Việt nam thì đã xây dựng thành công một xã hội văn minh và hiện đại. Vấn đề là phải có lòng tin vào nó.
(17) Đường dẫn bài báo về chuyện lập bút nhóm của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn http://www.evan.com.vn/News/doi-song-van-nghe/2007/08/3B9ADA0F/.
(18) Đường dẫn về vụ đình bản báo Thời Đại và báo Công Lý tháng 10.06. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168273&ChannelID=3
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061020_papers_polymer
(19). Ý này tôi viết dựa trên nội dung bài báo đặt lại câu hỏi về vụ đình bản của báo Công lý ngay sau thời điểm bị đình bản. Báo Công Lý ra ngày 23.10.06. http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-q6eFuLw_fLMongP2C6DYdD2SnrzgRzFPJx4-?cq=1
(20) Tôi đánh giá rất cao giá trị tri thức mà trang talawas đem lại cho cộng đồng trí thức Việt trong nước. Nhận xét này của tôi từ việc nhận diện những trí thức Việt mà tôi được biết tại Hà nội và tp HCM. Thái độ liên kết nhóm của họ hầu hết tập trung xung quanh chủ đề gợi nên từ các trang mạng điện tử, đặc biệt là talawas.
(21) Tôi hết sức kính trọng nền văn chương, học thuật của miền nam Việt nam nói chung. Tuy nhiên, dành cho ý này là vị trí hoàn toàn khách quan của tôi, người viết bài luận này. Tôi là một người trẻ, dưới 30 tuổi, sinh ra và lớn nên tại miền Bắc Việt nam. Tôi không có chuyên môn đại học về chuyên ngành văn chương nên không biết trong ngành văn học / lịch sử văn học thì nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (nhà thơ này đã đã mất tháng 3.06) đã được nhắc đến như thế nào. Nhưng với những gì tôi biết trong chương trình văn học phổ thông trung học và báo chí hiện thời thì họ không hề có nói đến nhà thơ này. Nếu như vị trí của Thanh Tâm Tuyền rất quan trọng trong nền văn học miền nam Việt nam trước năm 1975 thì có vẻ như với miền bắc ông không quan trọng như vậy. Theo cách tôi hiểu và lý giải thì có vẻ như Thanh Tâm Tuyền quan trọng với lịch sử văn chương / học thuật / văn hoá miền nam Việt nam trước năm 1975 giống như nhà thơ Tố Hữu với miền bắc vậy. Nếu vậy thì việc công nhận lại Thanh Tâm Tuyền hoặc những giá trị văn hoá, nghệ thuật của miền nam trước năm 1975 phải được nhà nước tổ chức hoành tráng, trịnh trọng tương ứng ví dụ như tổ chức hội thảo về ông tại Viện Văn. học, và việc này được báo chí bình luận rộng rãi. Được như vậy thế hệ trẻ như chúng tôi mới hiểu được. Nếu không, chi tiết được đưa ra bất thình lình một cách vội vã vậy, nó trở nên tối nghĩa, mù mịt và đôi khi có tác dụng ngược lại. Về mặt hiện tại, do không nằm trong bầu không khí chung của tính lịch sử văn học của miền nam Việt nam hoặc hải ngoại, vậy nên khi đọc một số bài thơ của Thanh Tâm Tuyền tôi không cảm nghiệm được là hay. Nó có vẻ giống một số nhà thơ gần đây viết vô số trên các trang báo mạng hoặc báo giấy. Rắc rối xung quanh vụ việc này: http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=2337.
(22). Đường dẫn tranh cãi báo chí về việc in tập truyện ngắn của tác giả Dương Nghiễm Mậu tại Nhà xuất bản Trẻ cách đây vài.
(23) Tại hội thảo Quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá quốc tế vào đầu tháng 11.06 tại Viện văn học và viện Harvard-Yenching Mỹ. Bài viết của GS Phong Lê, cố viện trưởng viện văn học khi phân chia các giai đoạn phát triển văn học đã đặt mốc tính đến từ trước năm 1945 tới 1986, từ 1986 cho tới nay. GS hoàn toàn không tính đến văn học Miền nam trước và sau điểm mốc 1954, 1975, và văn học Hải ngoại. http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=54&menu=106. Tại hội thảo cũng đề cập tới khá nhiều vấn đề của văn học trước năm 1975.Vì tính chất quan trọng của những dẫn giải này mà tôi cũng. tham dự hội thảo này nhưng không thể viết được bài báo nào. Duy nhất có bài báo trên vietnamnet thì không có nói rõ được thực chất dẫn giải quan trọng của hội thảo với xã hội. Đường dẫn: https://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2006/11/630169/
-
phụ lục
Trao đổi tại blog 360 năm 2008,.
. Trương Thái Du: Ôi, bài viết hay quá. Rất khớp với nhận thức của tôi. Tôi sẽ đọc thật kỹ trong tối nay. Xin cảm ơn.Friday April 25, 2008 - 01:47 pmDon Kar Hình như giới trí thức mà bạn nói tới đây chủ yếu là giới văn nghệ sĩ thôi thì phải? Thế thì đâu thể đại diện được cái gì.Sất.
bác ơi, em sửa bài này trong vòng tới 3 tháng lỗi chính tả đấy bác ah, hình như bây giờ thi thoảng vẫn còn lỗi chính tả với câu còn tối nghĩa.
Em có một vài ý nếu bổ sung thì hi vọng thuyết phục hơn. Trong phần 3, lịch sử tương lai, cần phải có một giả thuyết cơ bản nào đó về khoa học lịch sử. Điều mà tạo nên nhận thức đầy đủ vấn đề diễn đạt dành cho những chủ thể "chưa biết". Như vậy, lozic vận hành nên thế giới này luôn là lozic có xuất phát điểm từ Châu Âu. Chiến tranh VN là một điểm, một đánh dấu cho con người Châu ÂU này trở nên một con người Toàn Cầu chẳng hạn. Như vậy, nếu lấy tham chiếu lịch sử nhầm lẫn (giống như ngước Đức, trong sự phân biệt, đối kháng với người do thái) mà tuyệt đối hóa không so sánh tộc loại mình thì ra là CNCS. Như vậy, CNCS đó là một tình trạng giải nghĩa phức cảm tạo giống người Châu ÂU bởi thần thoại Hi Lạp, tiêu biểu là phức cảm Ơ díp.
Dạo này em bị ám ý nghĩ đó, rất mệt. Điều này liên quan tới cổ sử người Việt thì như một tham chiếu mang tính ngôn ngữ. Ngôn ngữ Việt, hay "bản sắc Việt" với cuộc chiến tranh Việt nam có một mối liên quan gì tới cuốn sách "địa đàng ở Phương Đông" cho tình trạng giải câu đố "vường địa đàng" với giống người Châu Âu, và. đây là lý do (theo một tiến trình không thể khác từ thời thuộc địa, rồi chiến tranh thế giới, rồi CNXH rồi CNTB, chiến tranh Vn các thứ) cho tồn tại hiện tồn bối cảnh hậu hiện đại, bối cảnh tòan cầu bây. giờ.
Em mới nghĩ lăng nhăng tới đọan đó.Có gì bác ý kiến giúp em nhé.
Trương Thái Du.Bạn suy nghĩ theo hướng đó cũng tốt thôi, bạn cần thêm chứng lý cho nó bớt mơ hồ đi chút xíu. Bạn cũng có thể tham khảo thêm lý thuyết sự va chạm / tương tác giữa các nền văn minh. Địa đàng phương đông gặp gỡ với thuyết Việt tâm của Kim Định, nó là "công chứng" Tây cho cái Ta ...
Lý do nào mà bạn vất vả với ngữ pháp vậy, thật khó hiểu.
Hóa ra bạn là nhà văn Thúy Quỳnh, rất hân hạnh được tiếp xúc với bạn. Mình sẽ lục blog bạn tìm đọc những trang viết của bạn.Saturday April 26, 2008 - 09:55 pm (ICT).
Sất. Bác Du lại lôi ngữ pháp ra đây thì chắc em phải chôn mấy thứ em viết thêm cả chục năm nữa mất. Vấn đề ngữ pháp chỉ nêu ra khi khái niệm đó trở nên mất ý nghĩa, tức là người đọc không có một sự chuẩn bị nền tảng khái niệm tương ứng để hiểu. Ví dụ như cùng một vấn đề thì ngành sinh học lượng tử sẽ diện đạt khác ngành văn học và hòan toàn khác ngành vật lý. Chung nhất cho chuyện này là ngôn ngữ chung của nhóm người đó, tức là ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên giới hạn của ngôn ngữ báo chí sẽ không diễn đạt được những vấn đề chuyên môn tinh tế hơn.
Về lý thuyết Kim định em chưa có dịp đọc, tuy nhiên em đã đọc rất nhiều kiểu "huyền thoại" đông tây kiểu này rồi. Em không nhớ rõ nhưng 5,6 năm trước em cũng đọc một cuốn sách về cổ sử VN có hàm ý tương tự như mọi người nói về gì mà bác Kim Định. Tuy nhiên em tin là diễn đạt ngôn ngữ của em cùng cho "ý hiểu, hoặc vấn đề này" sẽ mang phong thái hiện đại hơn. Như vậy lý do cho việc bạn Sất vất vả với ngữ pháp nằm trong nội dung bài tiểu luận này. Vì vấn đề của em là không có học được ngoại ngữ và không biết một ngoại ngữ nào ngoài tiếng Việt. Như vậy là bản thân triệu chứng của tác giả bài viết đã minh chứng quá đầy đủ cho tình trạng dịch thuật tràn lan vô tội vạ từ trước tới nay. Và các cá nhân người dịch thuật và bản dịch ở trong tình trạng không có liên kết. Ở góc độ tích cực thì điều này minh chứng cho sự phát triển của ngôn ngữ Việt nói chung, thì vậy tốt mà. -.
to Don Kar. Mình viết bài này cấu trúc lập luận vẫn còn chưa chặt chẽ mà. Tuy nhiên mình nghĩ bạn đọc chừng phần đầu bài viết đã bực mình bỏ ko có đọc nên không có đọc kỹ phần dưới. Những người văn nghệ sỹ là những người nội nhập hóa được vấn đề và diễn giải tạo thành liên kết bên trong của xã hội. Tất nhiên nếu mà nhiều người đọc bài luận vẫn khó chịu như bạn thì mình sẽ không viết, mình dù sao vẫn là phụ nữ mà, mà lại ít tuổi, lại không có đi nước ngoài với biết ngoại ngữ nào, bàn những chuyện lớn. vậy để làm gì cơ chứ, đúng không bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét